1. SVĐ Quốc gia Ba Lan
Địa điểm: Warsaw
Sức chứa: 58.224 chỗ
Đăng cai: Lễ khai mạc, hai trận vòng bảng, 1 trận tứ kết, 1 trận bán kết
Thời gian hoàn thành: 29/11/2011
SVĐ quốc gia được xây ngay trên khu đất của sân Tenth Anniversary cũ.
2. PGE Arena
Địa điểm: Thành phố Gdansk, Ba Lan
Sức chứa: 44.636 chỗ
Đăng cai: 3 trận vòng bảng, 1 trận tứ kết
Capacity 44,636
Khánh thành: 14/8/2011
PGE Arena gây ấn tượng với gam màu hổ phách, thứ rất nổi tiếng ở Gdansk,
thành phố ven biển Baltic.
3. Sân Poznan
Địa điểm: Poznan, miền Trung Ba Lan
Sức chứa: 43.090 chỗ
Đăng cai: 3 trận vòng bảng
Khánh thành: 1980 Nâng cấp: 2010
Poznan sau khi được nâng cấp năm 2010 đã trở thành sân bóng lớn nhất Ba Lan
(ngoài SVĐ quốc gia).
4. Sân Wroclaw
Địa điểm: Wroclaw, Tây Nam Ba Lan
Sức chứa: 44.416 chỗ
Đăng cai: 3 trận vòng bảng
Khánh thành: 10/9/2011
Wroclaw có thiết kế bên ngoài khá giống một chiếc đèn lồng Trung Quốc.
5. SVĐ Olympic
Địa điểm: Kyiv, Ukraine
Sức chứa: 63.195 chỗ
Đăng cai: 3 trận vòng bảng, 1 trận tứ kết, lễ bế mạc và trận chung kết
Khánh thành: 1923 Nâng cấp: 2011
Địa điểm đăng cai trận chung kết đang được chính phủ Ukraine gấp rút nâng cấp.
6. Donbass Arena
Địa điểm: Donetsk, Ukraine
Sức chứa: 50.055 chỗ
Đăng cai: 3 trận vòng bảng, 1 trận tứ kết, 1 trận bán kế
Khánh thành: 2009
Tổ hợp hiện đại này có được nhờ sự tài trợ của Rinat Akhmetov,
ông chủ CLB Shakhtar Donetsk.
7. Metalist Stadium
Địa điểm: Kharkiv, Ukraine
Sức chứa: 35.821 chỗ
Đăng cai: 3 trận vòng bảng
Khánh thành: 1926 Nâng cấp: 2009
Sân 'kim loại' có các giàn chống giống như chân nhện.
8. New Lviv Stadium
Địa điểm: Lviv, Ukraine
Sức chứa: 34.915 chỗ
Đăng cai: 3 trận vòng bảng
Khánh thành: 28/10/2011
New Lviv có thiết kế dựa trên nguyên mẫu Klagenfurt, SVĐ từng đăng cai Euro 2008 ở Áo.
Theo VTC News