Tức là gắn kết người dạy, người học và chính quyền địa phương; thực hiện đủ 4 có là Ban Chỉ đạo, quy hoạch nguồn nhân lực, danh sách cơ sở dạy nghề, giới thiệu chương trình dạy nghề trên truyền hình địa phương đối với địa phương. Đồng thời, 4 biết đối với người học gồm: biết địa chỉ làm sau khi học nghề, địa chỉ dạy nghề gắn với việc làm tốt, các chính sách hỗ trợ, địa chỉ cơ sở dạy nghề trên địa bàn.
Cũng theo chỉ đạo này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ tiếp tục tổ chức tốt việc thí điểm hình thức cấp thẻ học nghề nông nghiệp tại Thanh Hóa và Bến Tre, song song đó chuẩn bị tổng kết, báo cáo kết quả thí điểm khi tiến hành sơ kết xây dựng mô hình điển hình toàn quốc.
Đến nay, đề án đã được triển khai năm thứ 2. Hiện đã có 52 tỉnh, thành phố phê duyệt Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn cấp tỉnh. Các địa phương đã triển khai thí điểm mô hình dạy nghề ở các làng nghề, vùng chuyên canh, huyện điểm, xã xây dựng nông thôn mới...Mục tiêu năm nay là dạy nghề cho khoảng 500.000 lao động nông thôn, trong đó ít nhất 70% có việc làm sau đào tạo.
Nguồn Báo SGGP