Điều này cho thấy có dấu hiệu tích cực trong lĩnh vực nông nghiệp tại Mỹ. Các tiểu bang nặng về nông nghiệp như Nebraska, tỉ lệ thất nghiệp chỉ là 4% và Iowa, trên 6%, so với tỉ lệ trung bình cả nước trên 9%.
Một cánh đồng trồng cải ở Mỹ.
Tiến sĩ John Michael Riley thuộc khoa Kinh tế nông nghiệp Đại học bang Mississippi cho biết, giá lương thực tăng là nguyên nhân giúp cho lợi nhuận của nhà nông tăng lên. Chỉ riêng trong tháng 4 năm nay, nông sản Mỹ xuất khẩu đem về cho quốc gia 11,8 tỷ USD, chưa kể lợi nhuận bán nông sản trên thị trường nội địa.
Theo Báo Time, nông dân Mỹ có nhiều tiền hơn, họ mua sắm nhiều hơn, và kinh tế ở những thị trấn vùng quê nơi họ sống cũng khá hơn. Trong vòng 6 năm qua, giá nông trại trung bình đã tăng gấp đôi, và trong năm ngoái, giá chứng khoán đầu tư vào đất canh tác đã tăng vọt trên thị trường Wall Street. Nhưng theo Giáo sư Riley, nông dân khi thu được lợi nhuận, chủ yếu là họ tái đầu tư vào công việc làm ăn.
Hiện nay, nhiều nông dân Mỹ theo học đại học, rồi mới trở về nông trại của họ, áp dụng những kiến thức đã học hỏi được ở nhà trường.
Giới nông dân trẻ bây giờ quen thuộc với việc sử dụng máy điện toán, những khai phá mới khác trong công nghệ, những điều tuy không phải là bắt buộc phải có mới trở thành nông dân được, nhưng những kiến thức và công nghệ mới đã giúp cho giới nông dân trẻ hiện nay một lợi thế hơn hẳn những người không được chính thức học hỏi ở nhà trường.
Ông Jim Rogers, cho rằng luật cung - cầu là bàn tay vô hình quyết định mọi chuyện, và hiện nay thì "Thế giới đang thiếu hụt lương thực trầm trọng, phương sách duy nhất để giải quyết là lôi kéo thêm nhiều người trở lại với nghề nông."
Nguồn Dân Việt