Theo quy định của Bộ Giáo dục – Đào tạo, trong thời hạn quy định, hàng ngày các trường nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh và công bố công khai thông tin về hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh trên trang web của trường. Hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm trong tất cả các khâu: nhận hồ sơ, cập nhật thông tin hồ sơ từng ngày, công bố công khai các thông tin về hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh. Những thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 2 dùng Giấy số 2 để nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng 3.
Thí sinh trao đổi với nhau về bài làm sau khi thi môn Hóa. Ảnh: Trần Thanh
Tính đến thời điểm này đã có gần 70 trường đại học, cao đẳng công bố xét tuyển nguyện vọng 3.
Việc xét tuyển nguyện vọng 3 chủ yếu dành cho các trường Đại học địa phương, các Đại học ngoài dân lập. Các trường địa phương như Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, Đại học Đà Lạt, Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh, Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu… đều dành nhiều chỉ tiêu cho nguyện vọng 3 với mức điểm chỉ bằng điểm sàn.
Hầu hết các trường Đại học ngoài dân lập đều đang phải ra sức trong cuộc đua giành thí sinh ở đợt xét tuyển nguyện vọng 3 này với hàng ngàn chỉ tiêu. Vấn đề chỉ là thí sinh có lựa chọn hay sẽ đi theo con đường khác. Vài năm gần đây, rất nhiều thí sinh chọn con đường “vòng”: Từ chối học trường dân lập, chấp nhận học trung cấp, cao đẳng công lập sau đó học liên thông lên đại học.
Nguồn Báo SGGP