Theo đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam là một trong những quốc gia giàu có nhất về đa dạng sinh học. Từ năm 2009, Việt Nam đã có các loại khu bảo tồn áp dụng cho tất cả các hệ sinh thái như Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, Khu bảo tồn động vật hoang dã và các khu bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
Tuy nhiên, Việt Nam đang nằm trong tình trạng mất và suy thoái các hệ sinh thái tự nhiên, mà nguyên nhân chủ yếu do tác động của con người mở rộng đất canh tác nông nghiệp vào đất rừng. Tại vùng ven biển, người dân còn phá rừng ngập mặn quai đê lấn biển để trồng lúa, phá rừng làm ao nuôi tôm nên nhiều rừng ngập mặn biến mất.
Việt Nam có khoảng 33.000 loài thực vật và 12.000 loài động vật, nhưng nhiều loài
đang trên đà suy thoái nghiêm trọng. Ảnh: Isponre.gov.vn
Dự án được thực hiện trong 4 năm (2011-2014), triển khai từng bước trong xây dựng khung chính sách và pháp lý hoàn chỉnh, xây dựng các quy trình quản lý, tập hợp và phổ biến các kiến thức về đa dạng sinh học đối với cộng đồng.
Dự án do Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) hợp tác với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thực hiện.
Trước đó, Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) viện trợ 9 triệu USD dự án bảo tồn rừng đặc dụng Việt Nam, mang lại hiệu quả rõ trong công tác quản lý rừng, tăng cường sự kết hợp giữa kiểm lâm, công an và cộng đồng dân cư, nhằm cùng chung tay bảo vệ rừng.
Nguồn VnExpress.net