Thông tin trên được các nhà thiên văn học thông báo tại Hội nghị về Hệ mặt trời vừa được diễn ra tại Công viên quốc gia Grand Teton (Mỹ). Theo đó, các nhà thên văn học đã sử dụng kính thiên văn có độ chính xác cao HARPS đặt tại Chile để phát hiện ra sự hiện diện của những hành tinh mới. Trong 8 năm qua, HARPS đã gúp các nhà thiên văn học tìm ra tổng cộng hơn 150 hành tinh mới.
Đáng chú ý trong cuộc tìm kiếm lần này là sự hiện diện của các “Siêu trái đất”, là thuật ngữ chỉ các hành tinh lớn hơn trái đất chúng ta, nhưng không đặc biệt lớn như sao Hải Vương của Hệ mặt trời. Đặc biệt đó là hành tinh HD 85512 b, có khối lượng ước tính gấp 3,6 lần trái đất, mà nhiều nhà khoa học dự đoán có sự hiện diện của nước trên đó, điều kiện được xem là cần thiết cho sự hiện diện của sự sống.
“Sự phát hiện về hành tinh HD 85512 b là minh chứng cho khả năng phát hiện các siêu trái đất trong quỹ đạo của các hành tinh tương tự như trong Hệ mặt trời” - Michel Mayor, giáo sư của đại học Geneva, Thụy Sĩ và là lãnh đạo nhóm nghiên cứu HARPS cho biết.
Được chính thức phát hiện vào tháng 8 năm nay, hành tinh HD 85512 b hiện quay quanh ngôi sao HD 85512 trong chòm sao Vela, theo quỹ đạo 36 năm ánh sáng. Nhiệt độ trên hành tinh này được ước tính vào khoảng 25 độ C.
Sự phát hiện của HD 85512 b được xem là 1 bước tiến mới của lịch sử ngành thiên văn học trong nỗ lực tìm kiếm sự sống bên ngoài trái đất và tìm kiếm những hành tinh mới bên ngoài Hệ mặt trời.
Nguồn báo điện tử Dân trí