Diễn đàn Lắng nghe tiếng nói người tiêu dùng

Sáng 9/8, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh (Ban Chỉ đạo CVĐ) tổ chức diễn đàn Lắng nghe tiếng nói người tiêu dùng. Đồng chí Lê Văn Bình, UVTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo CVĐ; Trịnh Minh Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo CVĐ đồng chủ trì diễn đàn. Tham dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp và người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.

Hiện nay Ninh Thuận đã xác định và công bố quyết định công nhận 12 sản phẩm đặc thù; 182 sản phẩm OCOP của 81 chủ thể, trong đó có 152 sản phẩm đạt 3 sao, 30 sản phẩm đạt 4 sao, 2 sản phẩm được đánh giá tiềm năng 5 sao. Hỗ trợ hình thành 11 điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc thù của tỉnh.

Các đồng chí: Lê Văn Bình, UVTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo CVĐ; Trịnh Minh Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo CVĐ chủ trì diễn đàn.

Tại diễn đàn, người tiêu dùng bày tỏ quan điểm đồng tình và ủng hộ tổ chức diễn đàn để đưa tiếng nói người tiêu dùng đến với doanh nghiệp, đồng thời bày tỏ nhiều ý kiến như: Cải tiến mẫu mã bao bì trên sản phẩm OCOP Ninh Thuận, sản phẩm nên ghi nguồn gốc, hạn sử dụng dể đọc, dể nhìn nhận; nên thành lập Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; quản lý chặt chẽ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, tránh tình trạng hàng giả, hàng nhái kém chất lượng; cần kiểm soát quy trình trồng trọt, quản lý sản phẩm đầu ra; khuyến khích hỗ trợ nông dân sản xuất hữu cơ; kiểm soát, quản lý chặt chẽ các loại thực phẩm chức năng để bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cũng đề nghị cần có cơ chế chính sách góp phần thúc đẩy phát triển sản phẩm đặc thù, sản phẩm OCOP tỉnh Ninh Thuận.

Người tiêu dùng ý kiến tại diễn đàn.

Kết luận tại diễn đàn, đồng chí Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đề nghị thời gian tới, Ban Chỉ đạo CVĐ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm đặc thù, sản phẩm OCOP trên các phương tiện truyền thông, đồng thời khẩn trương tham mưu tỉnh thành lập Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hàng giả, hàng nhái kém chất lượng, kể cả trên nền tảng thương mại điện tử; có kế hoạch triển khai việc mua sắm, sử dụng hàng Việt trong đầu tư công và mua sắm công; Sở Công Thương phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tiếp tục nhân rộng các điểm bán sản phẩm đặc thù, sản phẩm OCOP kết hợp với du lịch; Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp, lấy ý kiến gửi gắm của người tiêu dùng về sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc thù tỉnh thông qua nền tảng mạng xã hội nhằm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng người tiêu dùng.