Theo đó, đối tượng vay vốn là người lao động (NLĐ) có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh (SXKD), tạo việc làm, ổn định sinh kế tại địa bàn thuộc phạm vi thực hiện của các chương trình mục tiêu quốc gia, bao gồm: NLĐ chưa có việc làm tại các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới có nhu cầu vay vốn tạo việc làm, phát triển SXKD, ổn định sinh kế; NLĐ thuộc hộ vay vốn chương trình hộ SXKD tại các xã vùng khó khăn đã đạt chuẩn nông thôn mới, không tiếp tục được vay vốn chương trình dành cho hộ SXKD tại vùng khó khăn, có nhu cầu vay vốn tạo việc làm, phát triển SXKD, ổn định sinh kế; NLĐ thuộc hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo quá thời hạn 36 tháng, không tiếp tục được vay vốn chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo, có nhu cầu vay vốn để tạo việc làm, phát triển SXKD, ổn định sinh kế.
Mức vay tối đa là 100 triệu đồng/NLĐ. Mức vay cụ thể do Ngân hàng CSXH nơi cho vay xem xét căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ SXKD, khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn để thỏa thuận với đối tượng vay vốn.
Thủ tục, quy trình, hồ sơ, thẩm định, phê duyệt hồ sơ vay vốn, nguyên tắc cho vay, phương thức cho vay, thời hạn vay vốn, lãi suất vay vốn, điều kiện bảo đảm tiền vay (nếu có), tổ chức giải ngân, định kỳ hạn trả nợ, thu nợ, thu lãi, xử lý nợ đến hạn, xử lý nợ bị rủi ro vốn vay, xử lý các vi phạm, kiểm tra, giám sát, hạch toán kế toán, quản lý, sử dụng tiền lãi cho vay và lưu giữ hồ sơ vay vốn,... thực hiện theo quy định hiện hành về cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm của Ngân hàng CSXH và Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng CSXH để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận ban hành kèm theo Quyết định số 121/2017/QĐ-UBND ngày 7/11/2017 của UBND tỉnh Ninh Thuận.
T.D