Những tranh luận về tác động của chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ của Fed vẫn còn lâu mới kết thúc. Tuy vậy, theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), sự hấp dẫn của việc lãi suất của Mỹ được duy trì ở mức 2-4% trong vài năm đang thu hút dòng tiền từ phần còn lại của thế giới đổ vào Mỹ trong bối cảnh nước này đang chiếm tới 1/3 dòng vốn toàn cầu.
Châu Á cũng không phải là ngoại lệ. Chỉ số Bloomberg Asia Dollar Index, một giỏ các đồng tiền châu Á với tính thanh khoản cao và các dòng chảy thương mại quy mô lớn với Mỹ đã giảm 13% trong ba năm qua khi các dòng vốn chảy ra làm giảm giá đồng tiền của những quốc gia châu Á.
Những yếu tố cơ bản của châu Á hiện nay tương đối khác so với giai đoạn diễn ra các đợt bán tháo quy mô lớn trước đây như hồi năm 2013 đã khiến đồng rupee của Ấn Độ và đồng rupiah của Indonesia giảm giá hay cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997.
Những nền kinh tế châu Á hiện có sức hồi phục tốt hơn nhiều, dự trữ ngoại hối lớn hơn và hiện có sự giám sát chặt chẽ hơn đối với các khoản nợ bằng ngoại tệ.
Ngoài ra, những điều chỉnh chính sách tiền tệ ở châu Á hiện bám sát hơn các diễn biến của môi trường bên ngoài và những rủi ro tài chính. Các ngân hàng trung ương ở châu Á đang hướng sự chú ý tới những động thái về chính sách tiền tệ của Fed để cân nhắc thời điểm giảm lãi suất của họ. Thậm chí Ngân hàng Trung ương Thái Lan do dự về kịch bản giảm lãi suất trước Fed cho dù đã trải qua tình trạng kinh tế trì trệ kể từ đầu năm 2024 đến nay.
Tình hình hiện tại ở châu Á có thể khiến giải pháp trở nên phức tạp hơn. Trong khi lạm phát đã bước vào giai đoạn khó khăn ở nhiều nền kinh tế châu Á và lạm phát giá thực phẩm không ổn định phủ bóng mây lên triển vọng ngắn hạn, thách thức lạm phát dài hạn của khu vực này có thể nhỏ hơn so với Mỹ.
Hiện tại, thị trường và các nhà đầu tư cho rằng Mỹ đã bước vào một giai đoạn lạm phát cao hơn. Nếu sự chênh lệch lãi suất chính sách thực tế giữa châu Á và Mỹ được tính đến trong lạm phát thì điều này sẽ khiến các tài sản của châu Á hấp dẫn hơn. Điều này sẽ làm dịu đi những lo ngại về tình trạng thoái vốn ồ ạt khi thị trường nhận thấy sự chênh lệch lãi suất giữa các nước.
Đối với các nhà đầu tư, châu Á sẽ vẫn một lựa chọn bắt buộc với một số thị trường lớn có mức xếp hạng đáng để đầu tư, một môi trường lạm phát tương đối thuận lợi, cho thấy sự hồi phục trước các cú sốc bên ngoài, triển vọng chính trị ổn định, chính sách đáng tin cậy và triển vọng đầy hứa hẹn của chuỗi cung ứng.
Mặc dù các nhà đầu tư tổ chức lớn gần đây ngày càng phân bổ nhiều hơn danh mục đầu tư cho các thị trường châu Á. Vì vậy, một lượng vốn đầu tư đáng kể được chuyển về khu vực này.
Theo các chuyên gia, dòng vốn dài hạn chảy vào bền vững sẽ giúp dẫn tới một chu kỳ tăng trưởng, đầu tư và phục hồi “tự lực tự cường” ở châu Á trước những cú sốc bên ngoài. Điều này sẽ không chỉ có ý nghĩa tích cực đối với triển vọng kinh tế dài hạn của khu vực này mà còn tiếp tục củng cố khả năng ứng phó những cuộc khủng hoảng tài chính có thể xảy ra thường xuyên khi thế giới trong giai đoạn điều chỉnh với môi trường lãi suất mới.
Theo TTXVN