Góp ý Văn kiện Đại hội MTTQ Việt Nam tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2024-2029

* Ông Imưm Đạo Văn Thị, Phó Chủ tịch kiêm thư ký Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bàni tỉnh:

Tôi cho rằng việc tổ chức lấy ý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2024-2029 đã thể hiện tinh thần dân chủ, cởi mở và sự quyết tâm, trách nhiệm rất cao của Mặt trận trong việc lắng nghe tiếng nói của nhân dân. Qua nghiên cứu, tôi đồng tình và nhất trí cao với dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh lần thứ XI. Đặc biệt, trong vấn đề mở rộng, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, liên minh giai cấp công nhân, nông dân, trí thức, công tác dân tộc, tôn giáo, kiều bào, Mặt trận đã đa dạng các hình thức tổ chức, phương pháp tập hợp, vận động các tầng lớp nhân dân đồng thuận với đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật Nhà nước, góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo sự ổn định, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Để công tác Mặt trận gần dân hơn, tôi cho rằng phương thức công tác Mặt trận không nên mệnh lệnh, hành chính mà cần dễ đi vào lòng người. Riêng về phần kết quả đạt được trong nhiệm kỳ qua, nên bổ sung thêm phần tâm trạng nhân dân phấn khởi khi trung ương làm quyết liệt về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã nâng cao lòng tin của nhân dân với Đảng, chính quyền và chế độ xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, nhiệm kỳ tới với nhiều khó khăn, thách thức mới, trong chương trình hành động của MTTQ Việt Nam tỉnh cần xây dựng đội ngũ cán bộ Mặt trận có khát vọng cống hiến, có dũng khí, có năng lực để nói lên tiếng nói của Mặt trận, bảo vệ quyền lợi nhân dân; thực hiện tốt công tác tập hợp, đoàn kết trong các tôn giáo n

* Ông Hoàng Văn Kính, Trưởng thôn Triệu Phong, xã Quảng Sơn (Ninh Sơn):

Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2024-2029 đã đánh giá khách quan kết quả Mặt trận đạt được trong nhiệm kỳ qua rất toàn diện, bám sát với thực tiễn địa phương và làm toát lên được vị thế, vai trò của MTTQ Việt Nam trong 5 năm qua. Phần hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm được thẳng thắn nhìn nhận. Trong đó, việc lựa chọn tiêu đề Báo cáo chính trị là “Nâng cao vai trò nòng cốt chính trị của MTTQ Việt Nam; phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; mở rộng dân chủ; đổi mới, sáng tạo; thực hiện khát vọng xây dựng quê hương Ninh Thuận ngày càng phồn vinh, hạnh phúc” đã phản ánh sâu sắc, đầy đủ vị trí, chức năng, trách nhiệm của MTTQ Việt Nam, thể hiện được tính hiệu triệu, kêu gọi hành động, biểu thị quyết tâm. Về 6 chương trình hành động của MTTQ Việt Nam tỉnh trong nhiệm kỳ tới, tôi cho rằng MTTQ Việt Nam tỉnh cần xem xét thêm, xác định cụ thể hơn về chỉ tiêu thực hiện chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động. Bởi trong điều kiện công nghệ 4.0, người dân ngày càng thể hiện nhiều quan điểm có tích cực lẫn tiêu cực trên mạng thông tin xã hội, đặc biệt là thành phần cơ cấu xã hội và các tầng lớp nhân dân đang có những thay đổi lớn, rất phong phú. Điều này đòi hỏi Mặt trận cần đổi mới, sáng tạo trong cách thức tuyên truyền, vận động, hướng mạnh về cơ sở, có kênh thông tin riêng để chủ động cung cấp thông tin chính thống cho người dân; xây dựng đội ngũ Mặt trận nhanh nhạy, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm để ghi nhận, lắng nghe các ý kiến của nhân dân, kịp thời phản ánh với Đảng, Nhà nước nhằm tăng cường sự đồng thuận xã hội, làm cầu nối giữa Đảng, chính quyền, là đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.