Trong năm 2023, CTDT được Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, cả hệ thống chính trị quan tâm chỉ đạo, phối hợp triển khai thực hiện; sự nỗ lực của các dân tộc thiểu số (DTTS) cả nước. Nhờ vậy việc thực hiện CTDT đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đặc biệt trong triển khai các chương trình, chính sách dân tộc. Qua đó, góp phần phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng DTTS và miền núi nói riêng và cả nước nói chung. Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS ổn định, từng nước được cải thiện, ước tỷ lệ hộ nghèo DTTS còn khoảng 17,82% (giảm 3,2%), đạt chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao. Trong đó, UBDT và các bộ, ban, ngành trung ương, địa phương đã có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn, thể hiện nổi bật nhất là việc phối hợp trong việc tháo gỡ những khó khăn vướng mắc và hướng dẫn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), trong đó có Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi. Công tác thông tin, tuyên truyền, chuyển đổi số và phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS được tăng cường...
Đồng chí Nguyễn Long Biên, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta.
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị, trong năm 2024 UBDT đẩy mạnh thực hiện tốt, chuyển biến cơ bản về tiến độ, chất lượng các chương trình MTQG, trọng tâm là Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Tăng cường công tác theo dõi, nắm tình hình trên địa bàn vùng DTTS và miền núi, nhất là địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới. Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, thực hiện tốt chủ chương chuyển đổi số của Chính phủ, ứng dụng chuyển đổi số CTDT. Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực bộ máy tham mưu CTDT các cấp. Quan tâm, xây dựng các chính sách phát triển giáo dục, đào tạo tại các trường vùng DTTS. Các địa phương lưu ý thực hiện hiệu quả các chương trình MTQG phù hợp đặc trưng từng vùng, miền.
Lê Thi