Trước đó, đại diện các nhà mạng trong nước cho biết, hệ thống NOC (Ban quản trị điều hành tuyến cáp quang biển quốc tế) đã thông báo kế hoạch sửa chữa 3 cáp quang biển: APG (Asia Pacific Gateway), AAG (Asia, America Gateway) và IA (Intra Asia, còn gọi là Liên Á) vào giữa tháng 3 và đầu tháng 4/2023.
Kéo một tuyến cáp quang biển cập bờ biển tại Quy Nhơn.
Để phân tải, các nhà cung cấp dịch vụ mạng đã điều hướng sang các tuyến cáp trên đất liền. Tuyến cáp biển SMW3 là tuyến cáp cũ, dự kiến sắp dừng hoạt động. Đại diện VNPT cho biết không không sử dụng dung lượng của tuyến cáp này cho các dịch vụ Internet băng rộng cố định của mình.
Để dự phòng trong trường hợp các tuyến cáp biển hiện có gặp sự cố, đồng thời đáp ứng nhu cầu tăng trưởng băng thông quốc tế của người dùng trong dài hạn, VNPT đã và đang đầu tư thêm 4 tuyến cáp biển mới, trong đó tuyến SJC 2 dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác cuối năm nay, bổ sung thêm 18T lưu lượng quốc tế cho người dùng tại Việt Nam.
Tuyến cáp quang biển SJC2 (South East Asia – Japan 2 Cable System) kết nối Singapore, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, HongKong, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, do VNPT cùng các tập đoàn viễn thông công nghệ lớn đầu tư hiện đã đạt tỷ lệ xây dựng khoảng 60% với 8/10 điểm cập bờ.
Điểm cập bờ Việt Nam của cáp SJC2 tại Quy Nhơn đã được VNPT phối hợp tốt với nhà thầu hoàn thành vào tháng 8/2019, toàn tuyến dự kiến đi vào khai thác vào cuối năm nay. Với 18T dung lượng internet quốc tế sở hữu qua tuyến SJC2 - gấp nhiều lần nhu cầu hiện nay.
Theo TTXVN/Báo Tin tức