Thông tư áp dụng đối với các trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân có liên quan; không áp dụng đối với các trường sư phạm thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo thông tư, công tác tư vấn nghề nghiệp là: tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho người học có nhu cầu học giáo dục nghề nghiệp: Về tầm quan trọng của việc lựa chọn ngành nghề học; cách thức phát hiện thế mạnh bản thân và nuôi dưỡng ước mơ nghề nghiệp; ngành, nghề đào tạo, trình độ đào tạo; thông tin về mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tìm hiểu các chính sách, chế độ khi lựa chọn học nghề; nhu cầu nhân lực từ thị trường lao động. Tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho người học đang học tập tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp: phương pháp, kỹ năng hoạch định kế hoạch định hướng nghề nghiệp cho tương lai và một số kỹ năng cần thiết cho người học để hình thành thái độ nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, xây dựng kế hoạch học tập và phát triển năng lực nghề nghiệp; các chế độ, chính sách cho người lao động liên quan trực tiếp đến ngành, nghề đào tạo; thông tin tuyển dụng của các đơn vị sử dụng lao động đối với ngành, nghề người học đang theo học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho người học sau tốt nghiệp có nhu cầu học ngành nghề khác hoặc có nhu cầu học trình độ cao hơn: Về ngành, nghề đào tạo, trình độ đào tạo; thông tin về mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp; một số kỹ năng chuyển đổi, thích ứng linh hoạt cho người học.
Trình bày ý tưởng trong cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” (SV_STARTUP) tại Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải (cơ sở 2 Vĩnh Phúc), ngày 26/3/2022. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Công tác tư vấn việc làm là cung cấp thông tin về việc làm liên quan đến ngành, nghề đào tạo; thông tin về tuyển dụng, yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động; chính sách lao động, việc làm cho người học; tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện cho người học về kỹ năng tham gia phỏng vấn, tìm kiếm việc làm và một số kỹ năng làm việc khác; tư vấn việc làm cho người học lựa chọn công việc phù hợp với sức khỏe, năng lực, nguyện vọng; kết nối với đơn vị sử dụng lao động giới thiệu việc làm cho người học.
Công tác hỗ trợ khởi nghiệp là: tuyên truyền, giáo dục cho người học nhận biết về vai trò, tầm quan trọng của khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo, tự tạo việc làm; cập nhật xu hướng giáo dục toàn cầu; các chương trình giáo dục khởi nghiệp của địa phương, quốc gia và thế giới; các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp của nhà nước; các vườn ươm, không gian khởi nghiệp, các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp ở trong nước và nước ngoài. Đào tạo, bồi dưỡng, trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho người học; nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, nhà giáo làm công tác hỗ trợ người học khởi nghiệp. Xây dựng các chương trình phối hợp với các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư, các tổ chức, cá nhân vào công tác hỗ trợ người học khởi nghiệp. Xây dựng chương trình ươm tạo doanh nghiệp, hỗ trợ người học hình thành, hoàn thiện các dự án, ý tưởng khởi nghiệp; tư vấn, hỗ trợ và kết nối các dự án khởi nghiệp của người học với các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư, các tổ chức, cá nhân. Hỗ trợ, tạo điều kiện và tổ chức Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp Startup Kite.
Thông tư quy định cụ thể về trách nhiệm của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 15/10/2022.
Theo TTXVN/Báo Tin tức