Theo đó, việc chuyển đổi IPv6 trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh được chia làm 3 giai đoạn thực hiện: Giai đoạn 1 (quý I-2022), tập trung thực hiện công tác chuẩn bị, truyền thông, nâng cao nhận thức, tuyên truyền, phổ biến đến các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh về sự cần thiết, vai trò, kế hoạch, lộ trình chuyển đổi từ giao thức internet phiên bản 4 (IPv4) sang giao thức internet thế hệ 6 (IPv6) theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông; khảo sát, đánh giá hiện trạng hạ tầng, xây dựng phương án chuyển đổi IPv6 trong hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin của tỉnh; đăng ký tài nguyên số. Giai đoạn 2 (quý II và III-2022), thực hiện việc kết nối, thử nghiệm, thực hiện kết nối, định tuyến đồng thời qua cả IPv4/IPv6; nâng cấp phần mềm, ứng dụng hỗ trợ IPv4/IPv6; thử nghiệm ứng dụng dịch vụ với IPv6; đánh giá sau thử nghiệm. Giai đoạn 3 (quý IV-2022 đến 2025), chuyển đổi IPv6 cho các hệ thống thông tin; chuyển đổi IPv6 cho kết nối WAN tới các cơ quan, đơn vị; hoàn thiện chuyển đổi IPv6.
IP (Internet Protocol) là địa chỉ số mà mọi thiết bị kết nối mạng đều có để chia sẻ dữ liệu với những thiết bị khác thông qua giao thức kết nối internet. Việc triển khai chuyển đổi địa chỉ IPv6 để sẵn sàng về công nghệ, đảm bảo tài nguyên cho quy hoạch hiện đại hóa hạ tầng, mạng lưới, dịch vụ công nghệ thông tin và kết nối internet của các cơ quan nhà nước. Đồng thời đảm bảo phù hợp với sự phát triển bền vững của mạng internet và xu thế chuyển đổi công nghệ IPv6 chung của thế giới đang dần thay thế địa chỉ IPv4 đã cạn kiệt; đáp ứng với các dịch vụ mới của chính quyền số, đô thị thông minh, các dịch vụ 4G/5G.
T.D