Nghiên cứu này được đăng trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences.
Trưởng nhóm tác giả trên, nhà nghiên cứu Ashley St. John nói: “Dường như các dưỡng bào được kích thích và được xem là những tế bào hệ miễn dịch đối với làn da, nơi chúng giảm sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm trong chủ thể.”
Tìm hiểu virus của bệnh sốt xuất huyết ở chuột, nhóm tác giả nghiên cứu trên phát hiện những dưỡng bào có thể cảm thấy và nhận ra các virus và phát ra các hóa chất tín hiệu để tạo ra phản ứng miễn dịch.
Họ thấy rằng những chú chuột thiếu các dưỡng bào có nhiều virus hơn trong các bạch cầu hạt của chúng, và sự lây lan tăng nhanh hơn khi chúng bị tiêm một lượng nhỏ virus của bệnh sốt xuất huyết vào cơ thể so với những chú chuột khác có lượng dưỡng bào bình thường.
Những dưỡng bào này sản sinh chemokine giúp chuyển các tế bào tiêu diệt đặc biệt vào trong các vùng da bị nhiễm trùng hoặc tổn thương để chiến đấu và ngăn chặn virus xâm nhập vào cơ thể.
Tiến sỹ St. John nói: “Đây là một phát hiện quan trọng cho thấy dưỡng bào có thể được kích thích bởi mầm bệnh như các vi khuẩn và ký sinh trùng. Quan trọng hơn nữa là các dưỡng bào cũng có thể phản ứng và tăng cường quét sạch sự nhiễm trùng do virus.”
Chuyên gia dưỡng bào, giáo sư bệnh học Soman Abraham nói: “Phát hiện trên rất quan trọng vì cho đến nay chưa có vắcxin hay liệu pháp hiệu quả nào chữa trị bệnh sốt xuất huyết.”
Giáo sư Abraham còn nói: “Hiện nay khi chúng ta biết dưỡng bào có thể phát hiện các virus, chúng ta có thể hiểu thấu đáo hơn về quá trình nhiễm trùng bắt đầu như thế nào. Nhật biết được vai trò quan trọng của các dưỡng bào trong các nhiễm trùng do virus có thể giúp chúng ta tìm ra các cách thức ngăn các nhiễm trùng này, có thể là dưới dạng vắcxin”./.
(Theo Vietnam+)