Nhóm nghiên cứu đến từ Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông Quốc gia Nhật Bản đạt đột phá mới về tốc độ Internet nhanh nhất khi đạt tốc độ truyền dữ liệu 319 terabit/giây (Tb/s) qua sợi cáp quang.
Hệ thống hoạt động với một thiết bị laser hình lược tạo ra 552 kênh ở những bước sóng khác nhau. Ánh sáng này sau đó truyền qua điều biến phân cực kép, làm chậm một số bước sóng để tạo ra các chuỗi tín hiệu khác nhau. Mỗi chuỗi tín hiệu sau đó truyền vào một trong 4 lõi của sợi cáp quang.
Dữ liệu truyền dọc khoảng 70km sợi cáp quang trước khi gặp thiết bị khuếch đại quang học để duy trì tín hiệu mạnh suốt quãng đường dài. Tại đây, dữ liệu truyền qua hai loại thiết bị khuếch đại quang học, một loại là bộ khuếch đại sợi pha tạp erbium và loại còn lại pha tạp thulium, trước khi trải qua quá trình chung gọi là khuếch đại Raman. Chuỗi tín hiệu được dẫn vào đoạn mới của cáp quang. Quá trình lặp lại cho phép nhóm nghiên cứu truyền dữ liệu qua khoảng cách 3.001km.
Sợi cáp quang 4 lõi có đường kính tương tự cáp quang một lõi tiêu chuẩn nếu tính cả vỏ bảo vệ. Điều đó có nghĩa công nghệ này có thể áp dụng với cơ sở hạ tầng cáp quang hiện nay.
N.M (Theo khoahoc.tv)