Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục quan tâm, chỉ đạo tổ chức thực hiện Đề án tập trung vào các hoạt động như: Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho đội ngũ báo cáo viên thuộc phạm vi quản lý; cán bộ, công chức, viên chức, ưu tiên đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức ở các vị trí dễ xảy ra tiêu cực, tham nhũng; tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong triển khai thực hiện “Ngày Pháp luật” với các hình thức như: Cán bộ, công chức, viên chức tự nghiên cứu tài liệu pháp luật; tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức phát tờ gấp tuyên truyền pháp luật; tổ chức toạ đàm, hội thảo, hội nghị giao lưu, trao đổi các vấn đề pháp luật và việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng; tuyên truyền thông qua pano, áp phích, tranh ảnh… và các hình thức khác phù hợp với các sở, ngành, địa phương.
UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương chủ động lựa chọn hình thức tổng kết việc thực hiện Đề án và tiến hành tổng kết trong quý IV-2021. Nội dung báo cáo tổng kết tập trung vào các nội dung cơ bản về: Việc quán triệt, triển khai thực hiện Đề án; kết quả thực hiện Đề án: về lựa chọn mô hình điểm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng; hoạt động biên soạn, phát hành tài liệu tuyên truyền; tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về phòng, chống tham nhũng; hoạt động tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; tổ chức cuộc thi báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật phòng, chống tham nhũng; hoạt động tuyên truyền với các hình thức khác; đánh giá ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân; các đề xuất kiến nghị…
T.D