Dự Hội nghị còn có đồng chí: Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ trường Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, phó trưởng BCĐTW, đại diễn lãnh đạo các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Bộ Nội vụ. Đầu cầu tỉnh ta, đồng chí Võ Đại, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các thành viên trong Ban chỉ đạo đề án cùng dự tại phòng họp trực tuyến Văn phòng UBND tỉnh.
Đồng chí Võ Đại, chủ trì điểm cầu ở tỉnh ta
Mở đầu Hội nghị, đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH báo cáo tóm tắt sơ kết 1 năm thực hiện đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” và phương hướng nhiệm vụ triển khai năm 2011. Theo đó, tất cả các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương đã thành lập Ban chỉ đạo đề án, 73% số huyện và 49% số xã đã thành lập Ban chỉ đạo hoặc tổ công tác thực hiện đề án. 43 trên 63 tỉnh thành xây dựng chuyên mục tuyên truyền, tư vấn học nghề, việc làm trên cổng thông tin điện tử, các báo, đài địa phương, tờ rơi… Các cơ quan truyền thông của trung ương đã vào cuộc tích cực, đặc biệt kênh VTC16 dành một nửa thời gian phát sóng trong ngày để tuyên truyền các nội dung liên quan đến đề án… Lãnh đạo bộ Thông tin và truyền thông và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ báo cáo về công tác thực hiện đề án trong một năm qua. Các địa phương, các cơ sở dạy nghề, và đặc biệt là người được học nghề đã phát biểu ý kiến và đưa ra những kiến nghị trong quá trình thực hiện đề án.
Ở tỉnh ta, đến nay đã có 7/7 huyện, thành phố thành lập Ban chỉ đạo đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, qua 1 năm thực hiện 6.317 người đã được đào tạo nghề, với tổng kinh phí thực hiện là 10.112 triệu đồng, tỷ lệ người tìm việc làm và tự tạo việc làm đạt trên 70%.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân biểu dương những kết quả đạt được ở các địa phương, đặc biệt là một số địa phương có sự sáng tạo linh hoạt trong việc thực hiện đề án như Nam Đinh, Lào Cai, Lâm Đồng, An Giang... Đồng thời cũng đề nghị các tỉnh thành triển khai thực hiện cho được: “4 có và 4 biết”: Có kế hoạch phát triển nhân lực, có danh sách những cơ sở có thể đào tạp những ngành nghề theo nhu cầu địa phương, có chương trình thông tin của tỉnh về học nghề và hộ trợ việc làm; Ban chỉ đạo các tỉnh, huyện, xã phải biết được địa chỉ các cở sở làm tốt công tác đào tạo nghề trong và ngoài tỉnh, người lao động phải biết được các chính sách hỗ trợ của đề án, biết được các cơ sở đào tạo nghề mà mình muốn học, biết được khả năng học rồi sẽ làm việc ở đâu… Đồng chí cũng yêu cầu, Ban chỉ đạo ở các tỉnh thành nhanh chống hoàn thiện và ban hành tiêu chí giám sát kết quả thực hiện đề án…
Bích Thủy