Theo đó, kế hoạch đề ra một số kết quả và chỉ số cần đạt như: tỷ lệ các cơ cở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản xếp loại A, B tăng lên 98% so với 97% năm 2019, xếp loại C được nâng hạng A/B tăng lên 90% so với 86% năm 2019; 85% trở lên số cơ sở thực phẩm thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; 85% cơ sở thực phẩm không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP được ký cam kết đảm bảo ATTP theo quy định; tỷ lệ sản phẩm thực phẩm nông, lâm, thủy sản chủ lực, có mức độ rủi ro cao, đang có nhiều bức xúc về ATTP được kiểm soát ATTP theo chuỗi đạt 50% và tỷ lệ mẫu thực phẩm nông, lâm, thủy sản giám sát trên diện rộng vi phạm quy định về ô nhiễm sinh học, tạp chất, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, kháng sinh giảm 10% so với năm 2019...
Người dân mua sản phẩm nông nghiệp bảo đảm ATTP tại Siêu thị Coopmart Thanh Hà. Ảnh: Văn Nỷ
UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các địa phương, đơn vị liên quan triển khai từng nhiệm vụ cụ thể của kế hoạch đảm bảo tiến độ, hiệu quả; tuyên truyền, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về ATTP nông, lâm, thủy sản; đồng thời phát hiện, tố giác việc sản xuất, kinh doanh chất cấm, sản phẩm nông, lâm, thủy sản kém chất lượng với các cơ quan quản lý chuyên ngành cũng như chính quyền các cấp để ngăn chặn và xử ký kịp thời...
T.D