Trước hết, khi chóng mặt, bệnh nhân nên nằm nghỉ sẽ làm cơn chóng mặt qua đi; nếu cơn chóng mặt lặp lại, nên đi khám tại các phòng khám đa khoa hoặc các phòng khám về thần kinh.
Đối với chế độ ăn, sau khi cơn chóng mặt qua đi, bệnh nhân có thể uống 1 cốc trà gừng. Trong trường hợp bị chóng mặt, phải giảm bớt khẩu phần ăn nhưng không phải nhịn ăn. Do nhiều người sợ nôn nên nhịn ăn, điều này không đúng, chỉ giảm 20-30% khẩu phần trong ngày.
Thực phẩm ưu tiên khi bị chóng mặt cần ăn đường đơn kèm đường phức hợp (mật ong, mật mía, nước ngọt) để giải quyết nâng đường huyết. Nhưng cần bổ sung đường phức hợp vì đường đơn chỉ giải quyết được tình trạng trong 30 phút. Đường phức hợp bao gồm bánh bích quy, bột ngũ cốc, sữa.
Do bình thường ăn các thực phẩm thô nhưng khi chóng mặt cần chọn các thức ăn đã được chuyển hóa một phần (cháo, súp), ưu tiên thêm các thực phẩm giàu lơxim vì đây là axit amin thiết yếu, là chất dẫn truyền giúp cho việc chuyển hóa ôxy lên não (có trong các thực phẩm thịt gia súc, gia cầm và các loại đậu). Ngoài ra, cần uống nước đều đặn và không nên kiêng ăn, hãy chia nhỏ bữa ăn.
B.H (Theo Báo SK&ĐS)