Loét dạ dày: Sự hình thành các vết loét trong niêm mạc dạ dày, thực quản dưới hay ruột non có thể được gọi là loét dạ dày. Điều này có thể là do lượng axit dư thừa trong bụng. Sử dụng nhiều chanh có thể làm tăng lượng axit dư thừa này, kết quả là gây loét dạ dày ở mức nhẹ hoặc nặng.
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): GERD là một bệnh khác liên quan tới đường tiêu hóa. Buồn nôn, nôn, đau ngực và loét họng là một số triệu chứng phổ biến của bệnh này. Sử dụng quá nhiều chanh có thể gây bệnh này. Axit chứa trong chanh có thể làm yếu lớp ngăn tách giữa dạ dày và thực quản. Điều này có thể tăng cường sản sinh axit trong dạ dày dẫn tới chúng dễ dàng di chuyển lên họng gây nóng rát cổ họng và làm mòn lớp niêm mạc thực quản, gây ra các triệu chứng GERD.
Đau nửa đầu: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng một lượng chanh đáng kể có thể dẫn tới những cơn đau nửa đầu. Thủ phạm là axit amin tyramine có trong chanh với số lượng khá lớn. Dư thừa loại axit amin này khiến máu đột ngột dồn lên não gây ra những cơn đau nửa đầu.
Sỏi thận: Vỏ chanh cũng được sử dụng rộng rãi trong nấu ăn và vô tình nó có thể dẫn tới sỏi thận. Đó là do hàm lượng oxalat trong vỏ chanh. Khi vào cơ thể oxalat biến thành tinh thể, ngăn ngừa sự hấp thu canxi, do đó dẫn đến sự hình thành sỏi thận.
Các vấn đề sức khỏe răng miệng: Chanh có thể gây mòn răng do axit citric và axit ascorbic có trong loại quả này. Những axit này cùng với hàm lượng đường tự nhiên có trong chanh có thể dễ dàng dẫn đến các vấn đề sức khỏe răng miệng như sâu răng.
B.H (theo Báo SK&ĐS)