Dị ứng thức ăn Chủ quan và các chứng bệnh dị ứng đang gia tăng mạnh trong vài năm gần đây. Triệu chứng DƯTA thường phát triển trong vòng vài phút đến một giờ sau khi ăn. Ðối với một số người, một phản ứng dị ứng với một loại thức ăn đặc biệt có thể khó chịu nhưng không nghiêm trọng. Ðối với những người khác, một phản ứng DƯTA có thể rất nặng, thậm chí đe dọa tính mạng.
Nguyên nhân DƯTA
Trong DƯTA, hệ thống miễn dịch nhầm lẫn xác định một thực phẩm cụ thể hoặc một chất trong thực phẩm như là một chất có hại. Hệ thống miễn dịch kích hoạt các tế bào để sinh ra các kháng thể được gọi là globulin miễn dịch E (IgE), các kháng thể để chống lại các thực phẩm thủ phạm hay các chất gây dị ứng. Lần sau, ăn ngay cả những số nhỏ nhất của thực phẩm, các kháng thể IgE cảm giác nó và tín hiệu của hệ miễn dịch để sinh ra các histamin cũng như các hóa chất khác, vào máu. Những hóa chất này gây ra một loạt các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng
Hải sản là loại thức ăn dễ gây dị ứng.
Đa số các trường hợp DƯTA có liên quan bởi các protein nhất định trong: sữa bò, trứng, lạc, vừng, đậu nành, lúa mỳ, hạt quả cứng, cá, nghêu, sò, tôm, cua… Ngoài ra, yếu tố gây dị ứng trong thức ăn còn có thể là các chất màu, chất bảo quản, chất phụ gia trong quá trình chế biến.
Yếu tố nguy cơ của DƯTA
Gia đình có nhiều người (bố mẹ, anh em) có cơ địa dị ứng. Người có nguy cơ cao dị ứng thực phẩm nếu mắc một trong các bệnh dị ứng như: bệnh suyễn, chàm, phát ban, viêm mũi xoang dị ứng… Ngược lại, nếu đã bị dị ứng với thực phẩm, có nguy cơ mắc các chứng dị ứng khác. Tương tự như vậy, có một loại dị ứng, chẳng hạn như sốt cỏ khô làm tăng nguy cơ bị DƯTA. DƯTA phổ biến nhất ở trẻ em, đặc biệt là ở trẻ dưới 6 tuổi. Khi lớn lên, hệ thống tiêu hóa trưởng thành và cơ thể ít có khả năng hấp thụ thành phần gây DƯTA nữa. Trẻ em thường dị ứng với sữa, đậu nành, lúa mì và trứng. Dị ứng nghiêm trọng và dị ứng với các loại hạt, động vật có vỏ có nhiều khả năng tồn tại suốt đời.
Biểu hiện DƯTA
Nhẹ và vừa: ở da có nổi mày đay, đỏ bừng, phù mạch; ở hệ tiêu hóa: nôn mửa, quặn bụng đau bụng, tiêu chảy; ở cơ quan hô hấp: viêm mũi, hen phế quản (khởi phát đột ngột tình trạng khò khè và nặng lên sau một thời gian ngắn), phù thanh quản…
Nặng: Ở một số người, DƯTA có thể gây ra một phản ứng dị ứng nghiêm trọng là sốc phản vệ. Điều này có thể gây ra các triệu chứng đe dọa tính mạng, bao gồm: co thắt và thắt chặt của đường hô hấp. Cổ họng bị sưng hoặc khó thở. Shock, với sự sụt giảm nghiêm trọng về huyết áp. Mạch nhanh. Chóng mặt, hoa mắt hoặc mất ý thức. Đa số là phản ứng phản vệ 1 pha xảy ra ngay sau khi ăn do các nguyên nhân hấp thu nhanh. Song có trường hợp là phản ứng phản vệ 2 pha, pha sau xảy ra muộn (4-12 giờ) sau khi ăn, do các dị nguyên hấp thu chậm (khoảng 90% trường hợp). Trong số phản ứng phản vệ 2 pha thì có 50% trường hợp rất nặng. Cấp cứu điều trị là rất quan trọng đối với phản ứng phản vệ. Nếu không điều trị, sốc phản vệ có thể gây hôn mê hoặc tử vong.
DƯTA dễ chẩn đoán nhầm với không dung nạp thực phẩm
Thật dễ nhầm lẫn giữa DƯTA với một phản ứng phổ biến gọi là không dung nạp thực phẩm. Không dung nạp thực phẩm (KDNTP) là một phản ứng hóa học xảy ra sau khi ăn hoặc uống một số loại thực phẩm, nó không phải là một phản ứng miễn dịch. KDNTP có liên quan đến bệnh hen suyễn, hội chứng mệt mỏi mạn tính và hội chứng ruột kích thích. KDNTP phổ biến nhiều hơn so với DƯTP. KDNTP có thể gây ra các triệu chứng tương tự DƯTP như: buồn nôn, nôn, thở nhanh, đổ mồ hôi và tiêu chảy… Những phản ứng của KDNTP dễ bị nhầm với DƯTA gồm:
Giảm khả năng tiêu hóa lactose: do không đủ số lượng của men lactase, làm giảm khả năng tiêu hóa lactose, các đường chính trong sản phẩm sữa. Không dung nạp lactose có thể gây ra đầy bụng, chuột rút, tiêu chảy và khí dư thừa.
Hội chứng ruột kích thích: Một số thực phẩm có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.
Nhạy cảm với các chất phụ gia thực phẩm: Ví dụ, sulfite dùng để bảo quản trái cây sấy khô, đóng hộp hàng hoá và rượu có thể gây ra các cơn hen suyễn ở những người nhạy cảm. Phụ gia thực phẩm khác có thể kích hoạt phản ứng xấu bao gồm bột ngọt, chất làm ngọt nhân tạo và chất tạo màu thực phẩm.
Bệnh Celiac: Bệnh Celiac đôi khi được gọi là dị ứng gluten (một loại protein được tìm thấy trong bánh mì, mì ống, cookies và nhiều loại thực phẩm khác có chứa lúa mì, lúa mạch hoặc lúa mạch đen), nó không phải là dị ứng thực phẩm thực sự do không liên quan đến phản ứng của hệ miễn dịch. Các triệu chứng của bệnh Celiac bao gồm tiêu chảy, đau bụng và đầy hơi. Trong một số trường hợp, bệnh Celiac gây suy dinh dưỡng và thiếu dinh dưỡng.
Ðiều trị và phòng ngừa DƯTA
Với các trường hợp DƯTA, việc dùng thuốc nhằm giảm nhẹ hoặc mất các triệu chứng dị ứng. Không thể có thuốc điều trị triệt để nguyên nhân gây DƯTA. Do vậy, để phòng ngừa DƯTA cần loại bỏ các thực phẩm gây dị ứng ra khỏi thực đơn hàng ngày. Luôn đọc nhãn thực phẩm sản xuất để đảm bảo chúng không chứa một thành phần đang bị dị ứng. Với người đã và đang bị một chứng bệnh dị ứng thì cần cẩn trọng hơn khi ăn các thực phẩm lạ, thực phẩm chế biến sẵn, vì ngay cả những chất bảo quản cũng có thể gây dị ứng cho những người có cơ địa nhạy cảm. Tăng cường tập luyện và đảm bảo dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng. Khi thấy có các biểu biện DƯTA cần đến bệnh viện ngay để được điều trị, không chủ quan hay chậm trễ vì diễn biến của dị ứng thực phẩm rất nhanh, có thể nguy hiểm tính mạng. Không tự ý dùng thuốc theo mách bảo khi chưa có chỉ định của thầy thuốc, bệnh sẽ càng nặng hơn.
Nguồn: tạp chí sức khỏe