Giải pháp tăng lợi nhuận của các "đại gia" công nghệ

Theo chuyên gia Loh Peixin thuộc Đại học Mở Wawasan Penang Malaysia, trong thị trường công nghệ cạnh tranh, việc đạt được quy mô, phạm vi và tốc độ vượt trội phụ thuộc vào định giá về giá trị gia tăng tiềm năng của công ty hay có thể được hiểu là những giá trị tiềm năng to lớn của công ty này có thể được hiện thực hoá trong tương lai gần.

Giá trị gia tăng tiềm năng mà doanh nghiệp công nghệ có thể tạo ra càng cao thì càng có nhiều nhà đầu tư sẵn sàng trả giá cao cho cổ phiếu của công ty đó. Định giá vốn hóa thị trường càng cao thì những doanh nghiệp công nghệ càng có thể bán được nhiều cổ phiếu hoặc có quyền lựa chọn các nhà tài trợ cho khả năng đưa sản phẩm của mình ra thị trường.

Chuyên gia Andrew Sheng cũng thuộc Đại học Mở Wawasan Penang Malaysia lý giải kỹ hơn rằng, hầu hết các công ty khởi nghiệp không đạt được vị thế kỳ lân vì họ chùn bước hoặc không thể vượt ra ngoài bằng chứng về khái niệm để được thị trường công nhận, thường không chỉ do hạn chế về tài chính hoặc rào cản công nghệ đối với thương mại hóa. Những công ty khởi nghiệp này dễ gặp thất bại ở cấp độ quản trị, đặc biệt nếu họ không có đủ năng lực quản lý hoặc kỷ luật tài chính để đưa ra ý tưởng, biến nó thành nguyên mẫu khả thi và sau đó mở rộng quy mô để sinh lời trên thị trường.

Do đó, mô hình kinh doanh của nhiều công ty khởi nghiệp chỉ đơn giản là bán ý tưởng của họ cho một nền tảng công nghệ lớn, nơi có thể kết hợp sự đổi mới, ý tưởng, sản phẩm hoặc dịch vụ đó vào chuỗi cung ứng của họ và các công ty khởi nghiệp cuối cùng trở thành nguồn cung cấp ý tưởng cho những gã khổng lồ công nghệ.

Trụ sở Apple tại Austin, Texas, Mỹ.

Mỹ vốn là quốc gia dẫn đầu về vốn hóa thị trường công nghệ. 4 doanh nghiệp công nghệ lớn của Mỹ có vốn hóa thị trường lớn nhất thế giới, bao gồm Apple Inc, Microsoft Corp, Nvidia Corp và Broadcom Inc, đạt tổng giá trị vốn hóa thị trường là 10.000 tỷ USD. Tất cả 4 công ty này đều có trụ sở tại hành lang công nghệ cao San Francisco/Seattle West Coast. Điều này phản ánh hiệu ứng tập trung theo cụm của tài năng sáng tạo và sự đổi mới.

Sự tập trung đáng kể của những doanh nghiệp công nghệ Mỹ vào Thung lũng Silicon đã tạo ra tác động đồng loạt trong việc tập trung lao động có tay nghề, vốn và sẵn sàng thử nghiệm để thương mại hóa các ý tưởng hoặc phát minh ban đầu.

Sau khi các doanh nghiệp công nghệ niêm yết, việc duy trì trạng thái được yêu thích trên thị trường chứng khoán có nghĩa là các công ty phải tuân theo những báo cáo hàng quý và chiến lược sử dụng ít tài sản, buộc một số công ty phải tập trung vào thiết kế chip và phần mềm, thiên về nhân tài nhưng ít về thiết bị, để những công ty còn lại trong mô hình thiết kế đến sản xuất tích hợp theo chiều dọc. Ví dụ như Intel đã bị sa lầy bởi khoản đầu tư dài hạn quá lớn vào phần cứng và hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), vốn có thể tạo ra lợi nhuận tốt nếu đáp ứng được đúng con chip mà thị trường mong muốn.

Do tác động của tình hình địa chính trị, chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu đang chịu áp lực từ sự phát triển công nghệ, nguồn cung cấp năng lượng và khoáng sản quan trọng, các biện pháp trừng phạt cũng như nhân tài và năng lực R&D. Nhu cầu về chip xử lý đồ họa và tăng cường đầu tư vào trung tâm dữ liệu để khai thác thị trường trí tuệ nhân tạo cũng đang khiến ngành này phát triển nhanh. Tuy nhiên, ngay cả những công ty như Intel cũng đang sa thải nhân viên để đảm bảo sự tinh gọn và phù hợp với cuộc cạnh tranh gay gắt phía trước.