Theo đó, tỉnh sẽ hỗ trợ xây dựng nhà kho, xưởng phân loại và đóng gói sản phẩm, xưởng sơ chế - chế biến và mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ xây dựng công trình thủy lợi, giao thông nội đồng trong lĩnh vực trồng trọt, lâm nghiệp, diêm nghiệp; hỗ trợ xây dựng công trình kết cấu hạ tầng vùng nuôi trồng thủy, hải sản.
Một góc vùng nuôi tôm ở xã Phước Dinh (Thuận Nam).Ảnh: Văn Nỷ
Điều kiện ưu tiên được xét hỗ trợ là HTX được lựa chọn tham gia Đề án “Lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025”; HTX có số thành viên lớn; các HTX hoạt động trên địa bàn các xã thuộc khu vực III vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025 (trừ các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới) phải có từ 20 thành viên trở lên, HTX thuộc địa bàn các xã còn lại phải có từ 50 thành viên trở lên; sản xuất theo cụm liên kết ngành và chuỗi giá trị (có hợp đồng liên kết tiêu thụ nông sản có giá trị tối thiểu 300 triệu đồng/năm); sản xuất sản phẩm an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP; tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Đối với mức hỗ trợ, ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 100%; căn cứ mức vốn ngân sách trung ương hỗ trợ được phân bổ, vốn đề xuất đối ứng của HTX, vốn từ các nguồn hợp pháp khác và tính chất của dự án, phương án. HTX hoạt động trên địa bàn các xã khu vực III vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025, tỷ lệ đối ứng tối thiểu 5% tổng kinh phí đầu tư của dự án. HTX thuộc địa bàn các xã còn lại, tỷ lệ đối ứng tối thiểu 10% tổng kinh phí đầu tư của dự án.
B.H