Chính vì lẽ đó, nên hầu hết học sinh đều “bị” áp lực trong ôn tập để có kiến thức cơ bản hoàn thành kỳ thi tú tài, vừa chọn cho mình một ngành học để đăng ký thi đại học. Thực ra không chỉ có học sinh mà còn “kéo theo” phụ huynh “cùng lo”. Đó cũng là lẽ thường hay nói khác hơn là chuyện “muôn thuở”. Thế nhưng chuyện không bình thường đó là hiện vẫn có nhiều học sinh băn khoăn việc chọn ngành, chọn trường đại học để đăng ký dự thi.
Các em học sinh lớp 12A1 Trường THPT Chu Văn An tìm hiểu thông tin tuyển sinh đại học,
cao đẳng năm 2014. Ảnh: Sơn Ngọc
Những năm gần đây, bằng chương trình “Tư vấn mùa thi” trên báo và các trường đại học, cao đẳng đã trực tiếp cử cán bộ đến các trường hoặc do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức tập trung để nhằm giúp cho các học sinh có nhận thức cụ thể về từng ngành, từng trường phù hợp với năng lực học tập. Dù vậy theo tâm lý của một bộ phận học sinh là vẫn thích chọn những trường danh tiếng, trường thuộc “top” trên để đăng ký dự thi do tâm lý sợ thua kém bạn bè… mà không nghĩ rằng liệu năng lực học tập của mình có vươn tới ! Cũng có bộ phận chọn trường, chọn ngành theo nhóm bạn mà xem nhẹ khả năng học tập của bản thân. Lại có không ít học sinh để cha mẹ chọn ngành, chọn trường mà không nghĩ rằng các em đã có thể tự suy nghĩ độc lập và yêu thích ngành học, trường đại học đã “ấp ủ” từ lâu. Cũng có một bộ phận học sinh “thờ ơ” với việc chọn trường. Theo lãnh đạo của một trường đại học công danh tiếng từng đào tạo nhiều thế hệ lãnh đạo một số ngành của tỉnh tham gia tư vấn tuyển sinh đã than phiền là nhiều học sinh ít chú ý đến việc tìm hiểu ngành học, trường đại học mình dự thi, nên là đầu buổi dự đông đủ nhưng đến giữa buổi đã bỏ về hơn quá nửa!.
Suy cho cùng, “áp lực” mùa thi cũng là do sự thiếu chuẩn bị đầy đủ mà chí ít ngay từ đầu năm học nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp đã tư vấn, định hướng. Theo kinh nghiệm của nhiều người đã từng trải qua thi cử, để giảm “áp lực” điều học sinh cần biết là tự xem xét kỹ khả năng tự tham khảo thông tin và chọn một trường phù hợp với sức học, đồng thời ngành học được chọn phải gắn với nhu cầu tuyển dụng của xã hội để bảo đảm tìm được việc làm sau khi ra trường…
“Biết người biết ta trăm trận trăm thắng” sẽ là không thừa đối với học sinh khi chọn trường, chọn ngành học. Còn nếu như “không biết mình” lại “không biết người” thì sẽ khó “vượt vũ môn” để bước vào cánh cửa tương lai từ các trường đại học, cao đẳng... !.
Tuấn Dũng