Hệ thống cải tiến xử nước nuôi tôm

Một nhà nghiên cứu tại Đại học Liên bang Ceará (UFC) đã phát minh ra một phương pháp cải thiện việc xử lý nước được sử dụng trong các đầm nuôi tôm.

Với phương pháp mới lạ, thậm chí còn có khả năng tái sử dụng nước để nuôi các loài giáp xác, nhà sinh vật học Francisco José Araújo, người phát minh ra phương pháp trên cho biết.

Tại thị trấn Aracati, trên bờ biển Ceará, các trang trại nuôi tôm nằm dọc theo sông Jaguaribe, nơi các nhà sản xuất đưa nước được sử dụng vào trong các đầm nuôi.

Trong khu vực này, nơi là một trong những khu vực của Brazil có sản lượng tôm nuôi cao nhất, nông dân có một mối quan tâm lớn là nước khi quay trở lại sông. Theo quy định hiện hành, nước thải trở lại sông cần có chất lượng tối thiếu ngang với khi nó được lấy khỏi sông.

Phương pháp được phát triển bởi Araújo bao gồm hai bộ lọc trong đó vi khuẩn ăn các chất hữu cơ mà tôm thải vào nước.

Sau khi xử lý, nước từ màu sẫm trở nên trong suốt.

Bộ lọc đầu tiên là kỵ khí, nó làm việc với sự hạn chế oxy. Bộ lọc thứ hai là hiếu khí, có nghĩa rằng không khí được bơm vào bộ lọc sinh học, nhà nghiên cứu của UFC giải thích.

Araújo nhấn mạnh rằng hệ thống này là hoàn toàn sinh học và không sử dụng bất kỳ sự xử lý bằng hóa chất nào.

"Nó tạo điều kiện cho việc tuần hoàn nước trong các trang trại mà không ảnh hưởng đến năng suất", nhà sinh vật học người Brazil cho biết.

Kết quả của nghiên cứu này sẽ được trình bày tại trụ sở của trường đại học trong tháng 9 tới.

Nguồn Agroviet.gov.vn