Hòn đảo đầy ắp cây siêu kỳ lạ

Socotra - hòn đảo nằm giữa Ấn Độ Dương đầy ắp các loài động thực vật siêu quý hiếm với danh sách lên đến 825 loại cây lạ. Ngoài ra, 90% các loài bò sát và 95% loài ốc sên ở đây đều rất hiếm.

 Socotra là một quần đảo nhỏ gồm bốn hòn đảo ở Ấn Độ Dương, gần vịnh Aden. Nằm khoảng 250 dặm ngoài khơi của bờ biển Yemen, hòn đảo lớn nhất của Socotra tồn tại những loài thực vật kỳ lạ nhất không có ở bất kỳ nơi nào khác trên trái đất. Các sinh vật biển của Socotra cũng rất đa dạng, với 253 giống san hô, 730 loài cá ven biển và 300 loại cua và tôm.

Bị cô lập giữa biển khơi từ hơn 250 triệu năm trước nên gần như cuộc sống của các sinh vật trên đảo còn giữ được từ thời nguyên thủy. Các quá trình tiến hóa của động thực vật ở nơi đây cũng diễn ra tự nhiên và không bị ảnh hưởng bởi đất liền.

Một trong những loài thực vật nổi bật nhất của Socotra là cây máu rồng (cây long huyết). Cây máu rồng có hình giống chiếc ô, nhựa cây có màu đỏ, được người dân so sánh như máu rồng. Nhựa cây ngày nay được sử dụng như một loại thuốc chữa bệnh, thuốc nhộm và cả làm sơn, véc ni.

Ngoài ra, trên đảo cũng có các loài thực vật đặc trưng khác như cây mọng nước, cây dưa chuột và cây lựu hiếm với kích thước thân khổng lồ. Socotra đã có người dân đến cư ngụ từ khoảng 2.000 năm trước. Hiện nay, hòn đảo có hơn 50.000 dân sinh sống với nghề chính là chăn nuôi, trồng trọt và đánh cá.

 Máu rồng là loài cây mọc phổ biến nhất trên đảo Socotra.

Cụm cây hoa hồng sa mạc khổng lồ.

Cây dưa chuột khổng lồ.
Nguồn Báomới.com