Nhật chi 4.000 tỷ yen cứu trợ thiên tai

Ngày 22-4, Chính phủ Nhật đã thông qua khoản chi 4.000 tỷ yen (tương đương 48,5 tỷ USD) trong gói ngân sách khẩn cấp đầu tiên để cứu trợ thiên tai

 Ngân sách khẩn cấp, mà có thể sẽ được theo sau bởi các gói chi tiêu nhiều hơn dùng cho tái thiết, bao gồm khoảng 1.600 tỷ yen chi cho các khoản có liên quan đến cơ sở hạ tầng.

Ngân sách này sẽ được trình lên quốc hội vào tuần tới và dự kiến sẽ được ban hành vào tháng 5.

 Cảnh thiệt hại sau động đất ngày 11-3, tại Nhật Bản

Các nhà chức trách rất thận trọng với việc bổ sung một khoản nợ công lớn hiện đã gấp 2 lần kích thước của nền kinh tế trị giá 5.000 tỷ USD của Nhật Bản, nhưng việc phát hành trái phiếu bổ sung cho ngân sách phụ tiếp sau sẽ rất cần thiết để xây dựng lại đất nước sau thảm họa động đất và sóng thần hôm 11/3 - hiện đã làm gần 28.000 người chết hoặc mất tích và gây ra một cuộc khủng hoảng hạt nhân.

Tokyo ước tính, chỉ riêng thiệt hại vật chất đã có thể lên tới 300 tỷ USD trong thảm họa tự nhiên “đắt đỏ” nhất thế giới.

"Với ngân sách này, chúng tôi đang tiến một bước hướng tới việc xây dựng lại sau trận động đất Great Tohoku và khởi động lại nền kinh tế", Bộ trưởng Tài chính Yoshihiko Noda nói với các phóng viên sau cuộc họp nội các.

"Điều đáng chú ý là chúng tôi đã biên soạn một ngân sách khoảng 4.000 tỷ yen mà không cần phải phát hành trái phiếu chính phủ mới. Rất khó khăn để có được khoản tiền 4.000 tỷ yen nhưng chúng tôi đã làm được", ông nói.

Nợ công

Nội các Nhật Bản đã dự định trình pháp chế này lên quốc hội vào ngày 28/4 và hy vọng rằng, ngân sách sẽ được ban hành càng sớm càng tốt, ông Noda nói.

Các thị trường đang dõi theo chặt chẽ xem chính phủ sẽ vay bao nhiêu để tài trợ cho các chi phí tái thiết, mặc dù Nhật Bản hiện không phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nợ theo kiểu Hy Lạp bởi nợ công của nước này gần như hoàn toàn do các nhà đầu tư trong nước nắm giữ.

Kích thước thực sự của ngân sách phụ chỉ khoảng 305,1 tỷ yen, với phần lớn của khoản chi 4.000 tỷ yen được tài trợ thông qua cắt giảm các khoản chi cho viện trợ nước ngoài, tiền thưởng cho các gia đình có trẻ em và các chương trình hiện có khác.

Chính phủ cũng khai thác quỹ dự phòng chi cho lương hưu - được xem như một con bò thiêng liêng trong một xã hội lão hóa nhanh chóng, nơi mỗi người nghỉ hưu sẽ được hỗ trợ bởi ít hơn hai lao động vào năm 2030, trong khi phe đối lập phản đối phương pháp này.

Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan cho biết, ông dự định sẽ giải trình vào đầu tháng tới các biện pháp hồi sinh nền kinh tế sau thảm họa.

Theo HNM Online