Mẹo nhỏ cho người mắc bệnh ho

Thời tiết thay đổi là điều kiện để các bệnh lý đường hô hấp rất dễ phát sinh. Người bệnh thường bị ho kéo dài ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt. Bên cạnh những loại thuốc đặc trị, lưu ý đến việc ăn uống hàng ngày cũng góp phần quan trọng trong việc trị dứt cơn ho của bạn.

Đối với phụ nữ mang thai nên dùng:

1. Lê trộn đường phèn

Lê tươi gọt bỏ lớp vỏ ngoài, cắt thành những miếng nhỏ vừa ăn. Sau đó trộn với một lượng đường phèn thích hợp và bỏ vào một chiếc nồi đun cách thủy lên. Sử dụng món ăn này có thể giúp bạn làm cắt giảm những cơn ho triền miên.

2. Cam nướng

Sau khi rửa sạch và để ráo nước, dùng đũa khoét một lỗ nhỏ ở tâm của quả cam và bỏ vào đó chút muối. Tiếp theo hãy bỏ quả cam này vào lò nướng trong vòng từ 15 cho tới 20 phút. Khi lấy cam ra, hãy nhân lúc cam còn nóng, bóc vỏ ra rồi ăn. Vỏ cam cũng có thể cắt nhỏ và bỏ vào ấm trà dùng hãm để uống.

3. Củ cải trắng trộn mật

Cắt củ cải trắng ra thành miếng nhỏ vừa ăn. Sau đó bỏ vào một chiếc bình sạch và khô, đổ vào đó chút mật ong. Đậy kín sau ba ngày cho củ cải ngấm đều mật ong, bỏ vào đó chút đường phèn để bảo quản. Mỗi lần ăn, hãy lấy ra và pha cùng với chút nước ấm để uống sẽ có tác dụng rất tốt.

4. Mía đường

Mía cắt miếng bỏ vào đun cùng với đường. Nếu dùng không hết, có thể bỏ vào tủ lạnh và mỗi lần uống pha với chút nước ấm.

5. Không nên ăn những loại hạt khô

Tuyệt đối không được dùng những loại thực phẩm như hạt dưa, hạt bí và hạt hướng dương.

6. Thường xuyên uống nhiều nước ấm

Trẻ em tránh :

1. Không dùng đồ ăn, uống lạnh

Đông y cho rằng "đồ lạnh hại phổi", cho thấy phổi sẽ là cơ quan đầu tiên bị tác động khi ăn, uống lạnh. Trong khi, triệu chứng ho phần lớn liên quan đến phổi. Lúc ho nếu dùng đồ lạnh, dễ làm cho phổi bị tắc nghẽn, triệu chứng ho sẽ càng nghiêm trọng, lâu ngày khó chữa.

2. Không dùng đồ nhiều mỡ, ngọt

Nguyên nhân của triệu chứng ho chủ yếu do cơ thể nhiệt, nhất là ở trẻ. Bữa ăn hàng ngày nếu nhiều chất béo, nhiều đường sẽ khiến trẻ nóng trong, làm ho nặng hơn còn đờm thì đặc lại, khó bật được ra ngoài. Vì thế khi trẻ ho, cần cho ăn thanh đạm, tốt nhất là cháo hạt sen hoặc ý dĩ.

3. Không ăn quít, quất

Nhiều người vẫn cho rằng quít, quất có tác dụng chống ho nên cho trẻ ngậm, ăn quất khi bị ho. Trên thực tế, chỉ vỏ quít, quất có tác dụng chữa ho, còn ruột loại quả này lại khiến nhiệt và đờm tăng thêm. Các loại quả được khuyên cho trẻ dùng khi ho là lê và táo đỏ.

Đối với khẩu phần ăn của người đang bị ho, dù ho vì bất kể nguyên nhân gì, cũng cần phải loại bỏ ngay những món ăn như tôm, dừa (kể cả các thực phẩm làm từ dừa), trứng các loại, đậu phộng, hạt điều, dầu mỡ, đồ ăn quá ngọt, nước mía, nước đá, cốm và thói quen hút thuốc lá.

Nguồn www.vtv.vn