Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của các phụ nữ mắc ung thư vú di căn đến một u bạch huyết gần đó, đồng thời nghiên cứu tỷ lệ sống sót trong số những người đã cắt bỏ u bạch huyết đầu tiên (hay còn gọi là u bạch huyết canh gác) so với những người cắt bỏ nhiều u bạch huyết ở lá nách (hay còn gọi sự cắt bỏ u bạch huyết ở lá nách - ALND.)
Các kết quả cho thấy việc tăng cường ALND không có lợi cho việc kiểm soát khu vực bị cắt bỏ, các khu vự còn lại không nhiễm bệnh hay sự sống sót tổng thể, và ALND không còn là giải pháp cho các bệnh nhân."
Theo nghiên cứu trên, việc thực hiện thay đổi thói quen này sẽ cải thiện tình hình bệnh tình của hàng nghìn phụ nữ hàng năm bằng cách giảm các biến chứng liên quan đến ALND và tăng cường chất lượng cuộc sống khi tỷ lệ sống sót cao.
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu đối với 891 bệnh nhân tại California (Mỹ) trong khoảng thời gian từ năm 1999 đến 2004. Họ phát hiện tỷ lệ sống sót của những người ít sử dụng phương pháp can thiệp phẫu thuận là 92,5% so với 91,8% những bệnh nhân lạm dụng việc cắt bỏ u bạch huyết./.
(Theo Vietnam+)