Đại tá Hoàng Ngọc Thái - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chỉ huy trưởng BCH Quân sự tỉnh)
Trong thời gian qua, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định. Nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân ngày càng có chiều sâu. Công tác phòng thủ, sẵn sàng chiến đấu luôn được tăng cường vững chắc.
Nhiệm vụ quốc phòng-an ninh được các cấp, các ngành tổ chức quán triệt, triển khai toàn diện và thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chất lượng tổng hợp của lực lượng vũ trang địa phương ngày càng được nâng cao, luôn đoàn kết, thống nhất, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ trong mọi tình huống. Song, bên cạnh thuận lợi trên vẫn còn khó khăn nhất định, đó là: Các thế lực thù địch đẩy mạnh thực hiện “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ; chúng triệt để lợi dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “tự do tôn giáo” để chống phá nước ta. Tình hình an ninh nông thôn ở một số nơi trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp. Tội phạm hình sự, tệ nạn xã hội diễn ra có tính chất ngày càng nghiêm trọng, với nhiều phương thức, thủ đoạn mới.Trên vùng biển của tỉnh, tình hình an ninh chính trị tuy ổn định, nhưng tàu thuyền nước ngoài lợi dụng sơ hở xâm phạm, vi phạm chủ quyền vùng biển; tình trạng tranh chấp ngư trường, sử dụng chất nổ đánh bắt hải sản vẫn còn xảy ra.
LLVT tỉnh thường xuyên huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huấn. Ảnh: Văn Miên
Từ đặc điểm trên, Đảng ủy-Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và cấp ủy, chỉ huy các cấp trong lực lượng vũ trang tỉnh đã thực hiện tốt vai trò tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo triển khai toàn diện các mặt công tác về quân sự, quốc phòng địa phương. Những kết quả chính đó là: Cấp ủy, chính quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh thường xuyên quán triệt, tuyên truyền sâu rộng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng của địa phương; nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; các nghị quyết của Đảng, Nhà nước về nhiệm vụ quốc phòng-an ninh trong giai đoạn cách mạng mới. Thông qua công tác giáo dục tuyên truyền đã góp phần nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, ý thức tự giác gìn giữ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, nêu cao tình thần cảnh giác cách mạng trong phòng, chống các luận điệu xuyên tạc và các quan điểm sai trái trong thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Hội đồng giáo dục quốc phòng, an ninh các cấp luôn được phát huy đạt kết quả tốt, công tác giáo dục quốc phòng, an ninh cho các đối tượng được các ngành, các cấp chú trọng, thực hiện nề nếp đạt hiệu quả. Trong thời qua, có 3.691 lượt cán bộ từ đối tượng 1 đến đối tượng 4 tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh, bình quân hàng năm đạt 107% theo kế hoạch. Ngoài ra, Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh phối hợp với các cơ quan chức năng tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức hội thi kiến thức quốc phòng, an ninh cho cán bộ đối tượng 3 và hội thi cho các trường trung học phổ thông trong tỉnh. Các lực lượng vũ trang trong tỉnh thường xuyên phối hợp để theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động của các đối tượng xấu; tổ chức tuần tra, kiểm soát địa bàn, kịp thời tham mưu, đề xuất cho cấp ủy, chính quyền địa phương xử lý các tình huống xảy ra, giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn tỉnh. Đồng thời duy trì nề nếp chế độ giao ban theo Quyết định 107/2003/QĐ-TTg ngày 06/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 10/2007/QĐ-UBND ngày 15/01/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh về Quy chế phối hợp thực hiện nhiệm vụ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới.
Tuy nhiên, bên cạnh nhiều kết quả đạt được, công tác quân sự, quốc phòng địa phương còn bộc lộ một số hạn chế, đó là: Nhận thức mục đích, ý nghĩa việc xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc của một số cán bộ, đảng viên ở các cấp, các ngành và một bộ phận nhân dân chưa thực sự đầy đủ, sâu sắc; vẫn còn biểu hiện tư tưởng chủ quan, mất cảnh giác đối với âm mưu thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch trong tình hình mới. Chất lượng xây dựng các tiềm lực vỊ thế trận khu vực phòng thủ của địa phương trên một số mặt còn hạn chế. Từ những kết quả đạt được cũng như hạn chế, có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu tập trung một số vấn đề sau: Về nguyễn nhân đạt được, đó là được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của Thường vụ Đảng ủy-Bộ Tư lệnh Quân khu 5 và của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; sự phối hợp đồng bộ của các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh và ý thức trách nhiệm của đại bộ phận nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng-an ninh trong thời kỳ mới; năng lực làm tham mưu về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng của cấp ủy, chỉ huy các cấp trong lực lượng vũ trang đối với cấp ủy, chính quyền địa phương có hiệu quả vµ nhiệm vụ quân sự, quốc phòng được triển khai toàn diện, kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương. Về nguyên nhân hạn chế đó là việc tổ chức quán triệt, học tập các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh một số địa phương cơ sở, ban ngành, đoàn thể trong tỉnh chưa được thường xuyên, sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Từ đó chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức, trách nhiệm và nghĩa vụ công dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Từ những nguyên nhân trên, chúng ta rút ra một số kinh nghiệm sau: Thường xuyên quán triệt, nắm vững và vận dụng đúng đắng, sáng tạo các quan điểm, đường lối nghị quyết của Đảng về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh phù hợp với đặc điểm tình hình thực tiễn của địa phương, đồng thời có kế hoạch, biện pháp sát, đúng, cụ thể thiết thực và tổ chức thực hiện nghiêm túc. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho các cấp, các ngành về hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội với nhiệm vụ quốc phòng-an ninh và tích cực xây dựng lực lượng vũ trang địa phương vững mạnh. Thực hiện đồng bộ và có hiệu quả cơ chế theo Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 22/9/2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về “xây dựng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới.
Trong những năm tới, tình hình thế giới, khu vc tuy hòa bình, hợp tác vẫn là xu thế chủ yếu, nhưng chiến tranh cục bộ, chạy đua vũ trang, xung đột tôn giáo, dân tộc, sắc tộc, hoạt động khủng bố, tranh chấp chủ quyền trên biển Đông có thể diễn biến phức tạp. Đối với nước ta cũng như trên địa bàn tỉnh, các thế lực thù địch sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” ”, nhất là trước thềm Đại hội XI của Đảng; tình hình an ninh chính trị trật tự xã hội còn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định; tình hình khiếu kiện, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương, các cấp, các ngành cần quan tâm một số vấn đề sau: Một là: Quán triệt và duy trì nghiêm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu ở các cấp và các lực lượng. Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát địa bàn; nắm chắc âm mưu và hoạt động của các lực lượng phản động, có biện pháp sát đúng để xử trí khi có tình huống xảy ra, giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn tỉnh. Hai là: Thực hiện tốt quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội gắn với quy hoạch và kế hoạch củng cố quốc phòng-an ninh. Tiếp tục xây dựng tỉnh, thành phố thành khu vực phòng thủ vững chắc. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về quốc phòng-an ninh. Tập trung xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trân an ninh nhân dân và biên phòng toàn dân vững chắc. Thực hiện tốt kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh cho các đối tượng. Xây dựng lực lượng vũ trang địa phương vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Ba là: Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để tạo sự chuyển biến về nhận thức và nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng-an ninh. Thường xuyên bổ sung, điều chỉnh văn kiện tác chiến phòng thủ, sát với tình hình thực tiễn ở địa phương. Củng cố, xây dựng các tiềm lực chính trị, tư tưởng; kinh tế-xã hội; khoa học công nghệ; quân sự, an ninh trong khu vực phòng thủ vững mạnh. Xây dựng hệ thống chính trị và lực lượng vũ trang địa phương thực sự vững mạnh, hoạt động đồng bộ, có hiệu quả. Nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục quốc phòng-an ninh trong các tầng lớp nhân dân bằng nhiều hình thức thích hợp; làm cho nhân dân nhận thức đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.