Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI (nhiệm kỳ 2006-2010) mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh đã đoàn kết nhất trí, chung sức, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực.Đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10,4% /năm. Qui mô nền kinh tế tăng 1,64 lần so với năm 2005. Kết quả cũng rất đáng ghi nhận là cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Giá trị sản xuất các ngành như dịch vụ tăng bình quân 10,8%; công nghiệp –xây dựng tăng 17,3%; nông - lâm –thủy sản tăng 10,2%.
Ghi nhận đầu tiên là ở lĩnh vực nông nghiệp. Những năm qua, thời tiết cơ bản thuận lợi cùng với việc phát huy năng lực tưới của hệ thống các công trình thủy lợi nên sản xuất cây lương thực có hạt tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Giá trị sản xuất trên đất canh tác chủ động tưới bình quân đạt 55 triệu đồng/ha; các mô hình luân canh cây trồng, “3 giảm, 3 tăng”, sản xuất giống lúa, bắp lai chất lượng cao góp phần giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất; mô hình cơ giới hoá trong thu hoạch lúa, giảm thất thoát từ 3-5%... được nhân rộng ở các địa phương trong tỉnh. Chăn nuôi tiếp tục phát triển theo hướng tập trung gắn với kinh tế trang trại. Công tác phòng, chống dịch bệnh được quan tâm thực hiện tốt, không để dịch bùng phát lây lan. Chất lượng đàn gia súc được cải thiện, tỷ lệ sind hóa đàn bò đạt 33%.Công tác trồng và bảo vệ rừng được chú trọng; tỷ lệ che phủ rừng đạt 44,3%. Lợi thế sản xuất giống thủy sản tiếp tục phát huy; năng lực sản xuất đạt 8,5 tỷ con giống, tăng bình quân 10,4%/năm; mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng được nhân rộng, chiếm 90% sản lượng tôm nuôi toàn tỉnh, tăng bình quân 28,9%/năm. Sản lượng đánh bắt hàng năm tăng 2,2%/năm; các ngành nghề chế biến hải sản trong dân doanh, nhất là chế biến hải sản khô, nước mắm... được khuyến khích và tạo điều kiện phát triển.
Ðể tạo sức bật cho sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong 5 năm qua tổng vốn đầu tư cho chương trình hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trên 2.200 tỷ đồng, chủ yếu tập trung đầu tư thuỷ lợi để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững và bảo đảm an sinh xã hội. Hầu hết các công trình trọng điểm đề ra trong chương trình đều được triển khai, hàng chục hồ chứa nước với dung tích trên 130 triệu m³ đang phát huy tác dụng tốt, ngoài ra còn một số hồ chứa đang tiếp tục thi công. Xây dựng, nâng cấp trên 80 km kênh, mương góp phần tăng diện tích tưới trên 4.000 ha, đạt 42% so tổng diện tích đất trồng trọt.
Nông dân Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải thu hoạch nho. Ảnh: Văn Miên
Lĩnh vực công nghiệp đã có nhiều khởi sắc với giá trị sản xuất tăng bình quân 12,5%/năm. Ðáng nói là một số dự án mới được hoàn thành như Thủy điện Sông Ông (công suất 8,1 MW); xi măng Luks quy mô 750 ngàn tấn/năm, đồng thời đã khởi công xây dựng mới một số nhà máy chế biến thuốc lá, muối ăn, nước yến... Các cụm công nghiệp Thành Hải và Tháp Chàm cơ bản hoàn thành đầu tư kết cấu hạ tầng, bước đầu thu hút 12 dự án đầu tư, trong đó có 6 dự án đã đi vào hoạt động. Ngoài ra tiếp tục mở rộng cụm công nghiệp Thành Hải quy mô trên 60 ha. Ðối với các làng nghề, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong những nm qua cũng được khuyến khích, tạo điều kiện để duy trì sản xuất và phát triển ổn định. Nhờ đó, giá trị sản xuất tăng bình quân 14%/năm và chiếm 21% giá trị sản xuất của toàn ngành. Công tác quản lý nhà nước về xây dựng và đô thị từng bước đi vào nề nếp và đáp ứng được yêu cầu đầu tư phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Lĩnh vực thương mại-dịch vụ có nhiều khởi sắc.Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tăng bình quân 23,7%/năm. Góp phần đáng kể vào chỉ số tăng trưởng nói trên có thể nói nhờ hệ thống thương mại bán lẻ được đầu tư mở rộng cộng với hệ thống các đại lý cung ứng hàng hóa, vật tư phục vụ sản xuất cho nông nghiệp trên địa bàn các huyện, vùng núi, vùng sâu, vùng xa ngày càng phát triển… nên thúc đẩy giao lưu hàng hóa giữa các vùng, miền trong tỉnh. Về du lịch, các điểm tham quan du lịch, co sở nghỉ duỡng được quan tâm đầu tư, nhất là các làng nghề truyền thống của đồng bào Chăm, các di tích lịch sử, văn hóa, khu bảo tồn thiên nhiên. Năm 2010 thu hút trên 650.000 lượt khách, tăng 2,5 lần so với năm 2005, trong đó khách quốc tế tăng trên 39,6%/năm, doanh thu du lịch tăng bình quân 26,7%/năm…
Ðể tạo sức bật cho nền kinh tế của tỉnh, công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư luôn đuợc chú trọng. Ðặc biệt qua việc tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến đầu tư đã góp phần quảng bá hình ảnh Ninh Thuận, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia. Ðến nay, đã có nhiều dự án quy mô lớn trong các lĩnh vực tỉnh có lợi thế về công nghiệp, năng lượng, du lịch, sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản được đăng ký, một số dự án đã được cấp phép triển khai thực hiện.
Thực hiện nhất quán chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh và đầu tư; số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng nhanh cả về số lượng và quy mô, đa dạng về ngành nghề. Khu vực kinh tế tư nhân tăng bình quân 11,5%/năm, đóng góp 67,8% GDP và 50% thu ngân sách của tỉnh, giải quyết việc làm cho trên 40.000 lao động.
Một trong những “điểm nhấn” cần phải kể đến đó là công tác quy hoạch và đầu tư phát triển. Được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh đã thuê tư vấn nước ngoài lập 3 quy hoạch trọng điểm, bao gồm: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, quy hoạch phát triển thành phố Phan Rang-Tháp Chàm đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 và quy hoạch phát triển dải ven biển. Hoàn thành quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, góp phần dự báo, xác định các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội cũng như lợi thế so sánh của tỉnh ðể làm cơ sở cho việc đề xuất các chủ trương, chính sách, xây dựng đề án, dự án; thu hút, phân bổ nguồn lực thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế-xã hội và đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực… Về đầu tư, trong 5 năm qua toàn tỉnh đã thu hút tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 18.180 tỷ đồng, vượt 61% kế hoạch, tăng bình quân 34%/năm; trong đó nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước ước đạt 7.562 tỷ đồng, chiếm 41,5% và tăng gấp 3 lần; vốn của các thành phần kinh tế và dân cư, ước đạt 10.665 tỷ đồng, chiếm 58,5% và tăng gấp 4,3 lần giai đoạn 2001-2005…
Những thành tựu nêu trên là kết quả của sự đoàn kết, nhất trí, năng động, sáng tạo, khắc phục khó khăn của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Đây sẽ là tiền đề để tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, đưa nền kinh tế của tỉnh tiếp tục pht triển nhanh v bền vững trong nhiệm kỳ mới. Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII đã xác định rõ mục tiêu: “Tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh và bền vững. Phấn đấu đến năm 2015, GDP tăng gấp 2,2 lần, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 3-3,3 lần so với năm 2010. Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế biển gắn công nghiệp chế biến, công nghiệp năng lượng sạch và phát triển du lịch, dịch vụ. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng: công nghiệp-xây dựng, dịch vụ và nông nghiệp, tương ứng tỷ trọng là 40% - 35% - 25%. Tỷ lệ huy động vào ngân sách tối thiểu đạt 10% GDP, thu nhập bình quân đầu người bằng 70% bình quân chung của cả nước”. Theo đó, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 16 - 18%/năm (công nghiệp, xây dựng tăng 30-31%/năm, dịch vụ tăng 15- 16%/năm, nông nghiệp tăng 5-6%/năm). Để đạt được mục tiêu đã nêu, đòi hỏi toàn Đảng bộ phải không ngừng nỗ lực phấn đấu, đoàn kết thống nhất, đổi mới trong công tác lãnh đạo, điều hành, quản lý và tổ chức thực hiện; vừa chú trọng phát triển toàn diện, đồng đều, vừa ưu tiên tập trung cao cho các khâu đột phá. Phát huy có hiệu quả tiềm năng, lợi thế, thu hút nguồn lực trong tỉnh, trong nước và nước ngoài, tạo sức mạnh tổng hợp đẩy nhanh tốc độ phát triển và chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế .
Chúng ta tin tưởng rằng, với truyền thống của quê hương anh hùng, Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà nhất định sẽ giành được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa trong giai đoạn phát triển mới với thế và lực mới.
Tuấn Dũng