1. Thì tiếng Anh
Kinh nghiệm cần nhớ:
- Xác định khung thì (Quá khứ? Hiện tại? Tương lai?)
- Xác định loại thì (Đơn? Diễn? Hoàn thành? Hoàn thành diễn?) của từng khung thì
- Phân biệt “V2/ed” hay “had V3/ed” với các liên từ “before/ by the time/ after/when”
- Phân biệt “V2/ed” hay “was/ were Ving” với các liên từ “while / when”
- Phân biệt “since” hay “for” dựa vào “mốc thời gian” hay “khoảng thời gian”
Ví dụ: I first met her two years ago when we ______ at Oxford University.
A. are studying B. had been studying
C. were studying D. have been studying
(Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2009)
Giải thích: Nhìn vào đề, thấy “when” và “met” (V2/ed) loại ngay (A), (D), xét nghĩa “đang diễn”, chọn ngay đáp án đúng (C).
Một số điều cấm khi chia thì:
- Trong “when/while/after/before/by the time/until/as soon as…”) không có “will”
- Một số động từ không thể chia tiếp diễn: be, tri giác, nhận thức, trạng thái
Lưu ý khác:
- Nếu có dấu hiệu “trước” / “sau” thì có “hoàn thành”, tức phải có “(have) V3/ed”
- Nếu nhắc đến “Tại thời điểm nào đó” thì “đang diễn”, tức phải có “(be) Ving”
- Chuyển đổi từ hiện tại hoàn thành (have V3) sang quá khứ đơn (V2) và ngược lại: Trên “last” dưới “not”, trên “ago” dưới “for”, trên “in” dưới “since”, và ngược lại.
2. Bị động
Kinh nghiệm cần nhớ:
- Nếu trong câu có “by + O” chính là bị động
- Trong trường hợp không có “by + O”, nếu “S” là “vật”, thì 90% là bị động
- Nếu có bị động (“bị” / “được”) thì phải có “(be) V3/ed”
- “Be” có hình thức giống động từ chính trong câu chủ động
Ví dụ: The headmaster has decided that three lecture halls......in our school next semester.
A. will be building B. will build C. are being built D. will be built
(Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2015)
Giải thích: Nhìn vào đề, thấy “S” là “vật”, 90% là bị động; về nghĩa “build” phải là “được xây”, “bị động”, cần “(be) V3/ed”, tức (C) hay (D); ở đây có “next” là “khung tương lai”, đáp án chính xác là (D).
Cấu trúc cần nhớ:
Trong mẫu “People say that” chú ý công thức chủ từ giả “It be V3/ed (that) S V” hay chủ từ thật “S + be V3/ed + to Vo / to have V3/ed” (“to have V3/ed” nếu động từ trong mệnh đề sau trước thì so với “say/ think …”)
Lưu ý khác:
- Trước “made”, có “be”, sau nó có “to”, không “be” không “to”
- Trước “need” có “Sngười” cần “to Vo”, “Svật” cần “Ving” (= to be V3)
“If” (điều kiện) và “Wish” (ao ước)
Kinh nghiệm cần nhớ:
- “Điều kiện” và “ao ước” chỉ là thể giả định thông thường nên không dùng thì thật.
- Với “if” và “wish”, “be” dùng “WERE” cho tất cả các ngôi (loại 2)
- Trong câu “điều kiện”, “unless” là “if … not”
- Đối với “if” đảo ngữ thì mất “if”
- Nếu trong “if” là “yesterday, last, ago”, ngoài là “now, today” thì trong “if” là “had V3/ed” , ngoài là “would/ could Vo”
- Trong “wish” không bao giờ có các hình thức “V1” xuất hiện.
Ví dụ: - Bob: “James is a very brave man.” - David: “Yes. I wish I __ his courage.”
A. had B. have had C. will have D. have
(Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2008)
Giải thích: Nhìn vào câu đề, nhớ nhanh mẹo nhỏ “trong “wish” không bao giờ có các hình thức “V1” xuất hiện”, học sinh chọn liền đáp án là (A)
Lưu ý khác: Đảo ngữ trong câu điều kiện:
Các chữ : “HAD” trong câu ĐK loại 3, chữ “WERE” trong loại 2, chữ “SHOULD” trong loại 1 / 0 có thể đem ra trước chủ từ thế cho “IF”
3. Tường thuật
Kinh nghiệm cần nhớ:
- Tường thuật thì phải “đổi – lùi – không đảo”.
- Trước “said” không “be” là tường thuật, có “be” là bị động kép
- Lưu ý sự khác biệt giữa “told” và “said”, “told” kèm “O”, còn “said” thì không
- Lưu ý cách dùng các động từ tường thuật có kèm giới từ “thank (sb) for, apologise (to sb) for, congratulate sb on, … ”, theo sau là “Ving” (suggest, admit, deny), 2 động từ kế nhau (promise, agree) hay có túc từ ở giữa (invite, ask, tell, advise, remind)
Ví dụ: Jack asked his sister_______.
A. where you have gone tomorrow B. where she would go the following day
C. where you will go tomorrow D. where would she go the following day
(Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2010)
Giải thích: Nhìn vào câu đề, nhớ nhanh mẹo nhỏ “Tường thuật thì phải đổi – lùi – không đảo”, các em chọn ngay đáp án đúng là (B)
4. Mệnh đề quan hệ
Kinh nghiệm cần nhớ:
(1) Phân biệt “who, whom, which, that”
- “Vật” thì “which”, “người” thì “who” hay “whom” (trong đó “who” kèm “V”)
- “That” là “người + vật”, so sánh nhất / duy nhất, đại từ bất định; “That” có thể thay thế “who, whom, which”; Nhưng có “phẩy” hoặc “giới từ” thì không “that”
(2) Phân biệt “whose / whom”
“Whose” luôn kèm “N” trong khi “whom” thường kèm “I, we, you, they, he, she, it”
(3) Phân biệt “which / where / when”
“Nó” là “which” thay thế “S” / “O”, còn “ở đó” là “where”, “khi đó” là “when” thay thế “adv” (Trong đó “where / when” = in / on / at … + which”)
(4) Câu chẻ là “It be … that …”
(5) Thay thế cả mệnh đề phía trước là “which” có “phẩy”
(6) Có thể lượt bỏ “whom/which/that” khi có “S - V”, ngoài trừ có “phẩy”/“giới từ”
(5) Rút gọn mệnh đề, chủ động thì “Ving”, bị động thì “V3/ed”, và “to Vo/ to be V3/ed” nếu có “the first/ … the last/ the only/ the most adj/ the adj_est” trước “N”
Ví dụ: Dr. Fleming, ______ discovered penicillin, was awarded the Nobel Prize of Medicine in 1945.
A who B. that C. which D. whom
(Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2013)
Giải thích: Nhìn vào câu đề, các em đều loại ngay “that” vì nhớ mẹo nhỏ “có phẩy không that”, “Dr. Fleming” là người, mà theo sau là “V”, nên chọn ngay đáp án đúng là (A).
5. Mạo từ
Kinh nghiệm cần nhớ:
- Đây là bài thơ vui về mạo từ mà một giảng viên ở trường ĐH Cần Thơ đã tặng cho sinh viên trong quá trình dạy học phần ngữ pháp tiếng Anh.
“A, an” một vật một người
Cái gì đã rõ ta thời dùng “the”
Chung chung một cách vu vơ
Một loài, một thứ thì “the” chẳng dùng
Tính từ có “the” đi cùng,
Tuy không có S nhưng dùng số đông
Hotel, tàu biển, tên sông
Những vật duy nhất đừng hòng có hai
Chữ “the” ta viết vào ngay
Ngoài ra phải nhớ không dùng chữ “the”
Trước tên đỉnh núi, phố, hồ
Quốc gia, xuân hạ, bốn mùa thu đông
Và ngay những phút đói lòng
Ngày ăn ba bữa cũng không dùng “the”
Giáng sinh lễ lộc sắc màu
Đồ ăn thức uống không “the” đi cùng
Đó là qui luật nói chung
Nhưng mà ngoại lệ cũng không thiếu gì
Hà Lan, nước Mỹ, nước Phi (Philippines)
Chữ “the” ta lại phải ghi ở đầu
Nhưng xin bạn chớ vội sầu
Bao nhiêu tạm đủ qua cầu trường thi
- “Nhạc cụ” có “the”, “thể thao” không “the”
Ví dụ: I enjoy playing ______ at weekends.
A. badminton B. the badminton C. one badminton D. a badminton
(Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2013)
Giải thích: Nhìn vào đề, học sinh nhớ nhanh mẹo nhỏ “Nhạc cụ có the, thể thao không the”, chọn liền đáp án đúng là (A)
6. Động từ khiếm khuyết
Cấu trúc cần nhớ: Phân biệt “may / might / must / mustn’t / needn’t / should”
(1) “Chắc” (sure) hay “Không chắc” (not sure)
“Chắc” “must Vo” (must have V3/ed (QK) (chắc không thể ở QK: can’t have V3/ed), còn “Không chắc” “may / might Vo” (may / might have V3/ed (QK))
(2) “Xin phép” / “bắt buộc” hay “không được phép / cấm”
“Xin phép” “may Vo”, “bắt buộc” “must Vo”, còn “không được phép / cấm” “mustn’t Vo”
(3) “Khuyên bảo” “should Vo” (should have V3/ed (QK))
(4) “Không cần thiết” “needn’t Vo” (needn’t have V3/ed (QK))
prefer Ving to Ving” = “would rather Vo than Vo”
Ví dụ: They laughed a lot last night. The film ________ have been very funny.
A. can B. must C. would D. ought
(Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2011)
Giải thích: Nhìn vào trong câu có từ “laughed” và “funny”, nghĩa là “cười” và “hài hước”, điều này là “chắc chắn”, các em chọn nhanh đáp án đúng là (B)
Kinh nghiệm cần nhớ:
“Could” có thể thay thế “may/might” và “had better” có thể dùng để “khuyên bảo”
7. So sánh
Cấu trúc cần nhớ:
(1) So sánh thông thường: Bậc ngang bằng “as … as / not so (as) … as”, hơn “_er than / more … than”, nhất “the _est / the most …”
(Trong đó “_er” hay “more” / “_est” hay “most” là tùy theo “ngắn” hay “dài”)
(2) So sánh kép “càng ngày càng …” và “càng … càng”: “càng ngày càng …” (1 mệnh đề) “_er and _er / more and more …”, “càng … càng” (2 mệnh đề) “the … the” – “The more … / The _er, the more … / the _er (Trong đó “more” hay “_er” là tùy theo “dài” hay “ngắn”)
Ví dụ: After the new technique had been introduced, the factory produced _________ cars in 2014 as the year before.
A. twice as many B. twice many as C. as many twice D. as twice many
(Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2015)
Giải thích: Nhìn vào câu trên, nhớ nhanh mẹo nhỏ “số lần + as … as”, các em chọn liền đáp án là (A)
Kinh nghiệm cần nhớ:
- Trong so sánh kép không có đảo ngữ
- 1 số từ vừa là tính từ, vừa là trạng từ (ADJ ≈ ADV): hard, late, early, fast, soon
- 1 số từ có hình thức so sánh đặc biệt: good/well, bad/badly, much/many, far, little
- So sánh có số lần: số lần + as … as
- So sánh có số lượng: số lượng + er_ / more … than
8. Cấu trúc câu phổ biến
Kinh nghiệm cần nhớ:
- Với cấu trúc “Quá … đến nỗi mà” (so / such … that), chỉ có “adj” đi liền kề “N” thì mới có “such”
- Với cấu trúc “Đủ để” (enough … to), “adj / adv” đứng trước “enough”, “enough” trước “N”
- Với cấu trúc “Để mà”, “so that/ in order that” đi kèm “mệnh đề” (S – V), còn “to/ in order to/ so as to” đi với cụm “V0”
- Với cấu trúc “Quá …nên không thể”, có “too” thì có “to”
- Với cấu trúc “Bởi vì”, “because” đi kèm “mệnh đề” (S – V), còn “because of” đi với cụm “Ving” hay “N”
Ví dụ: I am studying hard _______ get a place at a good university.
A. so that B. in order to C. so as D. in order that
(Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2011)
Giải thích: Nhìn vào câu đề, học sinh có thể chọn ngay đáp án đúng là (B) vì nhớ nhanh công thức “in order to” mới có thể đi với “get”, là “Vo”
9. Câu hỏi đuôi
Kinh nghiệm cần nhớ:
- “thân – đuôi” luôn “đối nhau” nhưng “cùng 1 thì”
- “đuôi” luôn là 1 trong 7 đại từ (Ngoài trừ trường hợp “thân” là “There + be”)
- “đuôi” luôn ở hình thức viết tắt nếu có “not”
- khi “thân” có “Let’s” thì “đuôi” có “shall we?”
- khi “thân” có “I’m” thì “đuôi” có “aren’t I?”
- khi “thân” có “V0” thì “đuôi” có “will you / won’t you / can you?”
- khi “thân” có “Don’t V0” thì “đuôi” có “will you?”
- khi “thân” có “Someone(body) / everyone(body) / no one(body)” thì “đuôi” có “… they?”
- khi “thân” có “Everything / something / nothing” thì “đuôi” có “… it?”
- khi “thân” có “never, hardly, seldom” thì “đuôi” không “not”
Ví dụ: Many young people want to work for a humanitarian organization, _____?
A. doesn’t it B. didn’t they C. don’t they D. does it
(Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2010)
Giải thích: Nhìn vào đề, với mẹo nhỏ “thân – đuôi luôn đối nhau nhưng cùng 1 thì”, đáp án chỉ có thể là (A), (C), nhưng “people” là “người”, nên đáp án đúng là (C).
10. Hình thức của động từ
Cấu trúc cần nhớ:
- “Remember/ forget/ regret” việc xảy ra rồi thì theo sau là “Ving” còn chưa xảy ra thì “to Vo”
(“Remember/ forget”, có “S” thì theo sau là “Ving”, không “S” thì “to Vo”)
- “Stop” “dừng hẳn” thì theo sau là “Ving”, “tạm dừng” thì “to Vo”
- “Allow” “cho phép ai (allow sb)” hoặc “ai được phép (be allowed)” thì theo sau là “to Vo” còn không thì “Ving”
- “Try” “cố gắng” thì theo sau là “to Vo” còn “thử” thì “Ving”
- “Used to” “đã từng” theo sau là “Vo”, thì “be used to” “quen với” “Ving”/ “N”
- Đề nghị: “Người nói” cùng làm “suggest + Ving”, chỉ có “S” làm (người nói không làm) “suggest that + S (should) + Vo” (bàng thái cách)
- Một số cấu trúc bàng thái cách khác: recommend that / It’s necessary that / It is vital that / It is imperative that S + Vo
Ví dụ: Michael ______ water sports when he was younger.
A. is used to playing B. used to playing C. is used to play D. used to play
(Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2012)
Giải thích: Nhìn vào câu đề, học sinh nhanh chóng nhớ tới cấu trúc “Used to Vo” (đã từng làm gì) vì phía sau có động từ chia thì ở quá khứ là “was”, đáp án đúng là (D)
Kinh nghiệm cần nhớ:
- Cụm “present participle” (Ving) / “past participle” (V3/ed) có chủ từ giống câu sau
- Không có chủ từ, không chia thì, mà chỉ mang các dạng sau: Vo / to Vo / Ving / V3/ed
11. Đảo ngữ
Cấu trúc cần nhớ:
(1) Cũng vậy: too / so: - Câu xác định, S [], too
- Câu xác định, so [] S
(2) Cũng không: neither / either: - Câu phủ định, S [] not, either
- Câu phủ định, neither [] S
([]: là động từ đặc biệt hoặc trợ động từ (nhìn ở câu đầu)
(3) Khi gặp các yếu tố phủ định ở đầu câu: Never, No, Not, Only, Hardly, Seldom ……[] S
(4) Một số từ đứng ở ví trí không bình thường (được đem ra đầu câu thay vì ở bên trong như mọi khi): so, such, often, much, many, many a, tính từ
(5) Đảo ngữ nguyên động từ: V + S (Trừ trường hợp “S” là đại từ)
Khi có cụm trạng từ chỉ “nơi chốn” ở đầu câu: on the ...., in the.... , here, there, out, off...
Ví dụ: _________ at school yesterday when we were informed that there was no class due to a sudden power cut.
A. We have hardly arrived B. We had arrived hardly
C. Hardly we had arrived D. Hardly had we arrived
(Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2015)
Giải thích: Nhìn vào câu đề, học sinh nhanh chóng loại được (A), vì phía sau “when” có “were” là khung quá khứ, sau đó các em có thể loại tiếp đáp án (B) vì “hardly” đứng sai vị trí so với “had V3”, tới đây có thể chọn liền đáp án đúng là (D) vì nhớ mẹo nhỏ “yếu tố phủ định ở đầu câu - Hardly [] S” (had we arrived)
12. Giới từ
Kinh nghiệm cần nhớ:
- Đối với từ “married”, có “be / get” có “to”, không “be / get” không “to”
- Đối với tính từ chỉ tư chất của 1 người hay tỏ thái độ với ai khác, có thể phân biệt nhanh bằng cách nhìn vào chủ từ “it” hay “người”: it “of”, người “to”
Ví dụ: It’s very kind ______ you to help me with the homework.
A. in B. of C. to D. with
(Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2008)
Giải thích: Nhìn vào câu đề, nhớ nhanh mẹo nhỏ “it “of”, người “to””, học sinh có thể chọn ngay đáp án đúng là (B)
Nguồn Báo Giáo dục & Thời đại