Mô hình trường học điện tử bao gồm các hoạt động cơ bản sau: Cơ sở pháp lý và các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT. Có các quy định, quy chế của cơ sở giáo dục;
Hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) như: Trang thiết bị CNTT cơ bản như máy tính, máy in, webcam, mạng LAN, màn chiếu bằng tivi… và một số trang thiết bị tiên tiến, được bố trí trong phòng có đủ diện tích, ánh sáng và bàn ghế phù hợp;
Hạ tầng internet: Kết nối Internet tốc độ cao, đảm bảo hoạt động ứng dụng CNTT qua đường kết nối bằng cáp quang; hạ tầng ứng dụng trên Internet;
Ứng dụng CNTT trong quản lý và điều hành hoạt động với các nội dung cụ thể: Các hệ thống quản lý nhà trường trực tuyến; cung cấp các dịch vụ công trực tuyến phục vụ phụ huynh và học sinh.
Các dịch vụ công trực tuyến phục vụ phụ huynh và học sinh gồm: Cung cấp đầy đủ các loại mẫu đơn, thí dụ như đơn xét tuyển vào lớp đầu cấp và công khai danh sách đăng ký, kết quả xét tuyển;
Cung cấp miễn phí thông báo điểm học tập và rèn luyện qua SMS và qua cổng thông tin. Không nên sử dụng hệ thống nhắn tin thu phí qua điện thoại di động. Ứng dụng sổ, sách điện tử thay vì in ấn.
Cùng với đó, ứng dụng CNTT trong dạy và học ứng dụng trong lớp học và ngoài lớp học, ứng dụng công nghệ e-Learning, sách điện tử, thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng… để bài học hấp dẫn, hiệu quả, thiết thực, phong phú hơn.
Đảm bảo tính hiệu quả, thiết thực đối với học sinh, giáo viên, phụ huynh và các cấp trong quản lý giáo dục; ưu tiên sử dụng công nghệ phần mềm nguồn mở...
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại