Bà Ma Thị Nguyệt trao đổi:
Bà Ma Thị Nguyệt – Phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Mặc dù đây là lầu đầu tiên tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia, nhưng tôi cho rằng, kết quả của kỳ thi đã đạt được ngoài sức mong đợi. Trong đó, tôi tâm đắc nhất 5 vấn đề sau:Thứ nhất, kỳ thi đã được diễn ra an toàn, đúng kế hoạch và đúng với tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và của Bộ GD&ĐT.
Bà Ma Thị Nguyệt- Phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên
Thứ hai, có sự phối hợp chặt chẽ từ khâu chỉ đạo điều hành đến khâu thực hiện từ trung ương đến địa phương. Giữa các trường đại học và các địa phương có sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý. Đây là điểm rất đáng biểu dương và cần phát huy, nhân rộng không chỉ ở các kỳ thi mà cả trong quá trình giáo dục – đào tạo.
Thứ ba, kỳ thi đã nhận được sự quan tâm hưởng ứng của đông đảo các tầng lớp xã hội. Đặc biệt, các địa phương đã huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, chung tay góp sức với ngành Giáo dục để tổ chức kỳ thi an toàn, nghiêm túc, thành công như mong đợi.
Đơn cử như ở tỉnh Thái Nguyên, UBND tỉnh đã có những chỉ đạo rất sát sao và thành lập Ban chỉ đạo thi ở cả hai cụm thi địa phương và liên tỉnh.
Để tiếp nhận và xử lý kịp thời những thông tin phản ánh của người dân về kỳ thi, tỉnh chỉ đạo Ban chỉ đạo thi thành lập đường dây nóng trực 24/24h. Từ các ban ngành đoàn thể như: Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh… đến các ngành, các cơ quan như: Công an, Y tế, thương mại, dịch vụ v… đều có những việc làm hành động thiết thực để giúp các sỹ tử “vượt vũ môn”.
Điểm thành công thứ 4 ở kỳ thi năm nay đó là: Kỳ thi đã thu hút được một lực lượng tình nguyện viên hùng hậu, trợ giúp đắc lực cho thí sinh cũng và người nhà trong những ngày thi.
Đặc biệt, những người dân xung quanh khu vực thi rất ý thức chấp hành các quy định về kinh doanh, buôn bán. Nhiều gia đình còn tình nguyện cung cấp nước uống, quạt cho người nhà khi đợi con ngoài trường thi. Tất cả nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các sỹ tử và người nhà.
Điểm thứ 5, Bộ GD&ĐT đã ra những đề thi được ra theo hướng mở, phát huy được năng lực và khả năng vận dụng kiến thức của học sinh vào thực tiễn. Đề thi cũng được phân hóa theo từng đối tượng thí sinh. Tôi cho rằng đây là một điểm rất tốt và Bộ cần tiếp tục phát huy theo hướng này để kiểm tra, đánh giá học sinh như hiện nay.
Có thể nói, thành công của kỳ thi chính là bước đệm, là cơ sở để chúng ta thực hiện đổi mới căn bản, GD-ĐT theo tinh thần Nghị quyết 29 và đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông sắp tới.
Tôi được biết trước đó, Bộ đã có nhiều văn bản hướng dẫn và tổ chức nhiều buổitập huấn, hướng dẫn cho các đơn vị được giao chủ trì. Qua đó giúp các đơn vị không bị bỡ ngỡ và lúng túng trong quá trình tổ chức thi.
Một điểm rất đáng ghi nhận nữa đó là: Bộ GD&ĐT đã những đề thi minh họa trước khi kỳ thi được diễn ra.
Điều đó không chỉ giúp các giáo viên trong việc hướng dẫn, ôn tập cho học sinh đúng và trúng mà còn giúp các em không bị bỡ ngỡ khi cầm đề thi chính thức trên tay.
Ngoài ra, Bộ cũng đã có những chỉ đạo rất sát sao từ trước và trong kỳ thi. Có thể nói là Bộ đã “cầm tay chỉ việc” các trường đại học chủ trì cụm thi và các sở GD&ĐT phải làm những công việc gì? Sự phối hợp giữa các đơn vị ra sao trong quá trình tổ chức thực hiện? v.v….
Nhờ vậy mà trong quá trình tổ chức thi, các đơn vị đã có sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau.
Tôi được biết, ngay trong kỳ thi Bộ GD&ĐT cũng đã huy động khá đông lực lượng cán bộ đi thanh, kiểm tra, tại các cụm thi; trong đó có cả Bộ trưởng và các Thứ trưởng trực tiếp đi thị sát tại trường thi trên tất cả các vùng miền của cả nước.
Điều đó cho thấy, Bộ không chỉ chỉ đạo, lãnh đạo bằng văn bản mà còn điều hành bằng những hành động, việc làm cụ thể nhằm tổ chức kỳ thi được diễn ra thành công.
nguồn: GD&TĐ