Mặt khác, công ty yêu cầu người lao động phải ký vào bản hợp đồng lao động mới và thỏa ước lao động tập thể để hợp thức hóa việc thực hiện chế độ lương khoán mới này.
Lãnh đạo Công ty Nam Thành cho rằng, công ty thực hiện chi trả tiền lương cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời khẳng định hình thức trả lương năm 2015 được thống nhất là lương khoán việc. Theo phương án này, người lao động có mức lương thấp nhất là 2.880.000 đồng (mức lương tối thiểu vùng là 2.400.000 đồng). Những người khác có mức lương cao hơn tùy thuộc vào bậc lương được xếp. Công ty có thỏa ước lao động tập thể, trong đó nêu rõ quy chế trả lương, tiền thưởng của công ty. Ngoài ra công ty đã tổ chức cuộc họp toàn thể người lao động để thông qua mức lương của từng người và đã đăng ký hệ thống thang bảng lương áp dụng cho CB-CNV, người lao động với Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Thuận Bắc. Theo ông Trần Đình Minh, Giám đốc Công ty Nam Thành, do hiện nay nhiều người thay đổi thông tin cá nhân như nơi thường trú, số chứng minh nhân dân,… cũng như thực hiện tiền lương khoán nên phải tổ chức ký lại hợp đồng lao động…
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Trần Văn Trưa, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, cho biết: Theo quy định, người lao động đã được ký hợp đồng lao động không thời hạn thì định kỳ hằng năm không nhất thiết phải ký lại hợp đồng. Do đó người lao động có quyền không ký hợp đồng lao động mới với đơn vị sử dụng lao động, bởi đây là việc làm không cần thiết. Trong nội dung hợp đồng lao động mới mà Công ty Nam Thành đặt ra với người lao động mặc dù là hợp đồng không thời hạn nhưng có một số nội dung không phù hợp bởi tính theo mức này, thu nhập của người lao động bị thiệt so với trước. Trong khi đó, theo quy định, doanh nghiệp có quyền thực hiện lương khoán với người lao động nhưng tối thiểu phải bằng mức mà trước đó người lao động đã được hưởng (lương tính theo thời gian). Mặt khác, trong hợp đồng có khái niệm “phụ cấp bậc lương” (450 ngàn đồng/bậc) mà Công ty Nam Thành đặt ra là không có căn cứ hay theo quy định nào cả.
Nếu công ty vẫn ép buộc người lao động phải ký vào hợp đồng mới thì sau này, người lao động vẫn có quyền làm đơn khiếu nại đến các cơ quan chức năng xem xét xử lý. Hiện nay, Sở Lao động, Thương Binh và Xã hội đã giao cho Thanh tra Lao động tiến hành tìm hiểu, làm rõ việc thực hiện các chế độ, chính sách của Công ty đối với người lao động để có căn cứ xử lý, giải quyết theo quy định.
Phòng Bạn đọc