Rau xanh, củ, quả giá không thay đổi nhiều. Rau cải ngọt, rau muống sông 12.000 đồng/kg; rau ngót, rau đay 14.000 đồng/kg. Dưa leo, cà chua, đậu bắp, khổ qua, bí đỏ, bầu, mướp… có giá từ 8.000-14.000 đồng/kg. Trứng gà, vịt giá có nhích nhẹ. Trứng gà công nghiệp 22.000 đồng/10 quả; trứng vịt 36.000-38.000 đồng/12 quả.
Người tiêu dùng mua thực phẩm tại siêu thị Thanh Hà. Ảnh: Sơn Ngọc
Gạo đang giữ mức giá ổn định. Gạo tẻ địa phương 9.200-9.400 đồng/kg; gạo dẻo Nha Hố 9.600 đồng/kg; nếp các loại có giá trung bình từ 13.500-17.500 đồng/kg.
Không những thâu tóm gần 70% thị phần thức ăn chăn nuôi với giá cao hơn 20% so với khu vực, mà các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn thống trị luôn cả ngành chăn nuôi với mô hình khép kín. Điển hình là Công ty CP và Cargill đã chiếm hơn 30% thị phần về mảng này. Các DN trên đã liên kết định giá, sử dụng hệ thống kênh phân phối thông qua các đại lý độc quyền và chiết khấu cao nhằm đẩy giá lên. Đây chính là lý do khiến giá thức ăn chăn nuôi của Việt Nam cao hơn nhiều so với khu vực.
Để phá thế độc quyền, hiện nay, nhiều DN như Tập đoàn Hòa Phát, Masan, Công ty Bảo vệ thực vật An Giang, Thủy sản Hùng Vương… đang tái cơ cấu sản xuất, phục hồi lại thị phần đã mất. Hy vọng trong tương lai, người chăn nuôi cùng ngành chăn nuôi sớm vực dậy vị thế, làm sao để giá đầu vào giảm và giá đầu ra luôn nằm ở mức ổn định.
Thùy Trang