Đặc biệt, Singapore cũng đã vượt Tokyo (Nhật Bản) trở thành thành phố dẫn đầu châu Á về chất lượng giáo dục, di động, khoa học, băng thông rộng và công nghệ. Dù đạt danh hiệu là thành phố kinh doanh thân thiện nhất trên thế giới nhờ xếp hạng cao trong các lĩnh vực như quản trị, dịch vụ tài chính và cơ sở hạ tầng, nhưng Singapore lại có xếp hạng thấp về chi phí kinh doanh, năng lượng và mức phí sinh hoạt. Đây cũng chính là những thách thức của Singapore trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu hiện nay.
Báo cáo của JLL cũng cho thấy trong số top 15 thành phố trên thế giới, khu vực châu Á-Thái Bình Dương có 5 thành phố, châu Âu có 7 và Bắc Mỹ là 3. Tại châu Á-Thái Bình Dương, top 5 thành phố hàng đầu là Singapore, Hong Kong (Trung Quốc), Tokyo, Seoul (Hàn Quốc) và Sydney (Xít-ni, Australia)). Năm nay, Mumbai (Ấn Độ) và Seoul là hai thành phố được cải thiện nhất châu Á kể từ năm 2010.
Báo cáo dựa trên việc phân tích hơn 200 nghiên cứu toàn cầu được công nhận về hiệu suất thành phố trên toàn thế giới, theo các dữ liệu như kinh doanh và tài chính, tăng trưởng kinh tế, chất lượng cuộc sống, thương hiệu, uy tín và ảnh hưởng của một thành phố.
Theo TTXVN