1. Thường xuyên đóng chặt cửa khi sử dụng máy điều hòa
Đây là một trong những sai lầm nghiêm trọng khi dùng điều hòa. Không khí trong phòng kín có thể trở nên độc hại gấp 2-5 lần không khí ngoài trời nếu thường xuyên đóng chặt cửa, vì vậy bạn nên ưu tiên lựa chọn những sản phẩm máy lạnh có chức năng lọc khí.
Tuy vẫn nên hạn chế đóng mở cửa phòng để hơi lạnh không thất thoát, nhưng đừng nên để không khí trong phòng trở nên quá bí, gây hại cho sức khỏe. Khoảng 15-30 phút, nên mở cửa phòng để căn phòng được “thở”, thay không khí mới cho căn phòng. Khi mua máy điều hòa, nên chọn những dòng máy điều hòa thế hệ mới, trang bị thêm các chức năng lọc khí và diệt khuẩn cho không khí.
2. Kích thước điều hòa không phù hợp với diện tích
Nhiều người cho rằng điều hòa càng lớn thì công suất thì càng tốt. Nhưng trên thực tế máy điều hòa không khí quá lớn sẽ không ngừng chu kỳ và tắt, dẫn đến việc sử dụng năng lượng nhiều và thay đổi nhiệt độ không thoải mái.
Nếu cần một máy điều hòa không khí mới , hãy lựa chọn nhà cung cấp điều hòa uy tín, nhờ họ tính toán chính xác công suất điều hòa phù hợp cho nhu cầu làm mát của diện tích nhà.
3. Lắp đặt máy điều hòa ở góc tường nóng
Rất nhiều nhà lắp điều hòa ở bức tường nóng nhất trong phòng. Mọi người cho rằng như vậy căn phòng sẽ nhanh chóng giảm nhiệt. Tuy vậy, quan niệm như vậy hoàn toàn sai lầm khi máy điều hòa phải chạy quá tải khi phải làm mát bức tường quá nhiệt trước rồi mới đến không khí trong phòng. Do vậy, chính xác nên lắp điều hòa ở những góc râm để nhiệt độ trong phòng giảm nhanh rồi mới từ từ mát những bức tường xung quanh. Như vậy, nhiệt độ trong phòng sẽ mát nhanh, mát lâu.
4. Mua điều hòa cũ: Tiết kiệm chi phí
Nhiều gia đình có nhu cầu sử dụng điều hòa nhiệt độ, nhưng bỏ ra một khoản đầu tư ban đầu để mua máy mới không phải dễ dàng, vì thế họ lựa chọn phương án mua điều hòa đã qua sử dụng. Tuy nhiên, đây không phải lựa chọn khôn ngoan, bởi chi phí tiết kiệm được ban đầu sẽ nhanh chóng bù vào các khoản sửa chữa và chi phí cho mức tiêu thụ điện năng cao nếu bạn mua phải một chiếc điều hòa đã qua sử dụng thời gian dài.
Một chiếc điều hòa cũ sẽ có hiệu suất làm mát không cao vì động cơ yếu, cũ kỹ, nên tiêu hao rất nhiều điện để đạt được nhiệt độ lạnh như mong muốn. Hơn nữa, hệ thống tản nhiệt của dàn lạnh và dàn nóng không còn tốt như máy mới nên năng suất lạnh cũng sẽ giảm đi. Đấy là chưa nói đến những loại máy model cũ bản thân nó đã có hiệu suất làm lạnh thấp hơn các dòng máy đời mới và khi đã qua sử dụng thời gian dài thì chắc chắn sẽ có mức hao tổn điện năng sẽ rất lớn.
Cánh quạt của điều hòa nhiệt độ model cũ thường được thiết kế nhỏ và động cơ quạt sau nhiều năm sử dụng cũng yếu hơn nên sẽ không tạo đủ lực đẩy để tỏa không khí lạnh đều khắp phòng. Điều hòa cũ trong thời gian dài sử dụng cũng dễ gặp trục trặc, hỏng hóc và cần bảo trì liên tục. Những chi phí cho việc nạp gas, bảo trì, sửa chữa, khắc phục các vấn đề hỏng hóc sẽ không phải là nhỏ so với khoản tiết kiệm được do đầu tư ban đầu.
5. Không bảo trì máy điều hòa thường xuyên
Không ít gia đình thường bỏ qua bước bảo trì định kì vì thấy máy điều hòa hoạt động vẫn trơn tru, không có tiếng ồn. Tuy vậy, máy điều hòa cần được vệ sinh và thay bộ lọc 3 tháng/lần. Dây làm mát cũng cần được kiểm tra thường xuyên để tránh rò rỉ. Nếu không làm sạch định kì, bụi bẩn bám lâu ngày sẽ khiến nóng máy và lâu dần ảnh hưởng tới hoạt động của máy điều hòa.
6. Bật tắt điều hòa liên tục để tiết kiệm điện
Nhiều người có thói quen ra khỏi phòng, dù chỉ chốc lát, là lập tức tắt máy điều hòa để tiết kiệm điện, hoặc có trường hợp khi bật máy thường để nhiệt độ lạnh sâu, chờ cho phòng thật mát thì tắt điều hòa và bật quạt, đến khi cảm thấy nóng thì lại bật máy một lúc.
Thực tế, đây là một sai lầm làm tốn điện thêm và còn nhanh hỏng máy. Khi bật máy trở lại, máy điều hòa phải tiêu tốn rất nhiều điện năng nhằm khởi động máy nén, động cơ quạt và để làm lạnh không khí đến mức nhiệt độ yêu cầu. Vì khi đó nhiệt độ trong phòng đã nóng lên vài độ, đến mức cơ thể cảm nhận được.
Hơn nữa, việc liên tục thay đổi nhiệt độ phòng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, nhất là đối với người già và trẻ em. Khả năng tự ổn định thân nhiệt ở mỗi người một khác, nhưng dù với người khỏe mạnh đến đâu, việc ở lâu trong một môi trường nhiệt độ thay đổi liên tục cũng dễ bị sốc, có thể gây các triệu chứng đau đầu, cơ thể mệt mỏi, khó chịu, giống như bệnh cúm, thậm chí là cả các bệnh về đường hô hấp.
7. Chạy điều hòa 24/7
Nếu bật điều hòa cả ngày sẽ rất tốn kém điện năng theo cách không cần thiết. Hầu hết các máy điều hòa không khí chỉ cần một vài phút để làm mát ngôi nhà. Nên bật điều hòa một lúc vào buổi sáng để điều hòa làm mát phòng sau đó tắt đi. Và có thể lặp lại như vậy vào buổi chiều.
Tương tự như vậy, nếu không quá nóng, có thể tắt điều hòa khi ngủ đêm. Cơ thể có thể chịu được nhiệt độ cao hơn khi ngủ so với lúc thức.
8. Không sử dụng quạt trần
Nhiều người nghĩ rằng điều hòa không khí như là một thay thế cho một quạt trần truyền thống; trên thực tế, hai hệ thống này hoạt động bổ trợ cho nhau. Quạt trần sẽ giúp điều hòa không khí chạy hiệu quả hơn bằng cách di chuyển không khí xung quanh phòng, trong đó không chỉ tiết kiệm tiền trên hóa đơn tiền điện mà còn làm giảm hao mòn các bộ phận của máy điều hòa. Hơn nữa, quạt trần tạo ra một luồng gió lạnh nhân tạo sẽ cảm thấy thoải mái ở nhiệt độ cao hơn một chút.
9. Để nhiệt độ điều hòa quá thấp
Bật máy điều hòa ở nhiệt độ quá thấp dễ bị cảm do chênh lệch nhiệt độ quá cao giữa bên trong và ngoài nhà. Đặc biệt, người già và trẻ nhỏ với sức đề kháng yếu rất dễ đau đầu, viêm họng, ngạt mũi,…Do vậy thông thường, nhiệt độ điều hoà khoảng 25 độ C là tốt nhất.
Cũng nên chú ý để tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột. Không nên bước vào phòng điều hòa ngay khi vừa từ ngoài nắng về hay vừa vận động mạnh ra nhiều mồ hôi. Trước khi ra khỏi phòng, nên đứng ở cửa mở to một vài phút để cơ thể kịp thích nghi với không khí nóng bên ngoài. Tuy vậy, cũng cố gắng tránh ra ra vào vào liên tục để hạn chế cơ thể bị xáo trộn do phải thường xuyên điều chỉnh để thích ứng với nhiệt độ.
10. Không thay đổi bộ lọc không khí
Các bộ lọc không khí là thành phần thiết yếu của mỗi điều hòa không khí loại bỏ bụi và các mảnh vụn từ không khí trước khi thổi vào nhà. Chắc chắn, bộ lọc không khí trở nên cồng kềnh với những bụi bẩn khi máy điều hòa hoạt động. Hầu hết các bộ lọc không khí cần phải được làm sạch hoặc thay thế hàng tháng, mặc dù một số bộ lọc hiệu suất cao có thể kéo dài lâu hơn. Bộ lọc không khí bẩn có thể làm giảm hiệu quả hoạt động của máy và dẫn đến các vấn đề như đóng băng.
Nếu điều hòa không khí có một bộ lọc tái sử dụng, hãy chắc chắn để rửa nó với nước lạnh và để cho nó khô hoàn toàn trước khi lắp nó trở lại. Cố gắng để lau sạch các bộ lọc không khí . Nếu cần phải thay thế bộ lọc không khí của bạn, liên hệ với một nhà máy đại lý ủy quyền của hãng để thay thế phù hợp với máy điều hòa.
nguồn: mevabe