Thông tư quy định việc đào tạo tập trung toàn thời gian tại nước ngoài, bao gồm: Đối tượng dự tuyển; điều kiện dự tuyển; điều kiện ngoại ngữ; thời gian và hình thức đào tạo; ngành học, nước cử đi học; hồ sơ xét tuyển, thông báo tuyển sinh: quy trình xét tuyển và cử ứng viên trúng tuyển đi đào tạo ở nước ngoài;
Quy định việc đào tạo theo phương thức phối hợp gồm: Đối tượng dự tuyển; điều kiện dự tuyển; thời gian và hình thức đào tạo; ngành học, nước cử đi học; điều kiện đăng ký nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ theo phương thức phối hợp;
Hồ sơ và quy trình giao nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ theo phương thức phối hợp; tuyển sinh và tổ chức đào tạo; trách nhiệm và quyền của giảng viên giảng dạy chương trình thạc sĩ và người hướng dẫn học viên theo phương thức phối hợp.
Thông tư cũng đưa ra quy định tài chính, gồm: Nội dung và mức chi đào tạo, quản lý tài chính; chi phí đào tạo ngoại ngữ cho lưu học sinh đi học đại học; lập dự toán, phê duyệt dự toán. Cuối cùng là trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện, từ Bộ GD&ĐT, Bộ Tài chính đến trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của cơ quan cử người đi học; trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của lưu học sinh.
Theo Thông tư, đối tương tuyển sinh trình độ đại học gồm: Học sinh đoạt giải Olympic quốc tế;học sinh có năng khiếu đặc biệt trong lĩnh vực Văn hóa - Nghệ thuật, Thể dục - Thể thao.
Trình độ thạc sĩ gồm: Giảng viên các cơ sở giáo dục đại học; cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc tại các cơ quan nghiên cứu khoa học và công nghệ, các bộ, ngành và cơ quan nhà nước.
Thời gian thực hiện Đề án từ năm 2013 đến năm 2020. Trong đó, thời gian tuyển mới các đối tượng đi học từ năm 2015 đến năm 2017.
Nguồn Báo Giáo dục & Thời đại