Để thực hiện nội dung trên có hiệu quả, trước hết vai trò giáo viên phải được xem là khâu then chốt, vì vậy đội ngũ giáo viên phải tự thân vận động, tích cực học tập, rèn luyện, có tinh thần trách nhiệm cao, chủ động sáng tạo trong giảng dạy, góp phần quan trọng để đổi mới tòan diện, cơ bản trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, do đó đòi hỏi mỗi giáo viên tự trang bị cho mình những phẩm chất sau:
Tri ân thầy, cô giáo. Trong ảnh: Học sinh Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn tặng hoa chúc mừng
thầy, cô giáo nhân ngày 20-11. Ảnh: V.M
Thứ nhất là về đức độ, người giáo viên cần có phẩm chất tốt, dũng cảm đấu tranh chống tiêu cực, gian lận trong thi cử,bệnh thành tích, có lòng nhân ái, tận tâm yêu nghề và thân thiện với học sinh.
Thứ hai là, mỗi giáo viên phải tự trang bị cho mình kiến thức vững vàng, không ngừng nâng cao trình độ học vấn để học trò “ trọng” thầy và tấm lòng đức độ khoan dung để học trò “ kính” thầy.
Và thứ ba là, mỗi giáo viên cần phải trao dồi và nâng cao khả năng sư phạm, rèn luyện và không ngừng tích lũy kinh nghiệm, kết hợp bài giảng với thực tiễn cuộc sống để làm phong phú cho tiết học, tạo niền hứng khởi, kích thích sự sáng tạo cho học sinh.
Ba yêu cầu trên là cần thiết và quan trọng đối với mỗi giáo viên, làm tốt 3 yêu cầu trên là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Để giúp cho các giáo viên làm tốt vai trò cao quý của mình, với tinh thần “tôn sư trọng đạo”, các cấp, các ngành và phụ huynh học sinh cần tạo mọi điều kiện để nâng cao vị thế của đội ngũ giáo viên, trong đó quan tâm chia sẻ với những giáo viên đang gặp hoàn cảnh khó khăn, giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc trong công tác chuyên môn và tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên nâng cao trình độ và kiến thức để nâng cao chất lượng giáo dục.
Sự nghiệp giáo dục ngày nay đòi hỏi giáo viên phải có “Tâm” và toàn tâm hết lòng dạy dỗ những “mầm non tương lai của đất nước”.
Người Thầy ngòai nhiệm vụ dạy “Chữ” và dạy “Nghề” còn mang một trọng trách vô cùng quan trọng không kém, đó là dạy nhân và cách dạy làm người tử tế.
Giờ lên lớp của Cô giáo Lê Thị Bích Hương Trường Tiểu học Tấn Tài 3.
Ảnh: Văn Miên
Người Thầy giúp học sinh chủ động tiếp cận tri thức và rèn luyện phẩm chất, tư duy xây dựng nhân cách trên tinh thần dân chủ. Thầy, cô giáo phải luôn sáng tạo trong phương pháp giảng dạy mang tính khoa học, giúp cho học sinh tiếp thu bài một cách sinh động, mang lại hiệu quả thiết thực, tránh lối học vẹt và thầy, cô giáo không phải là người “nhồi nhét” kiến thức mà phải là người khơi dậy ngọn lửa tâm hồn, sự tìm tòi sáng tạo và khám phá trong mỗi học sinh để từ đó giúp cho học sinh vươn lên một cách sáng tạo.
Sự gương mẫu của người thầy là tia nắng mặt trời tác động trực tiếp đến sự phát triển tâm hồn non trẻ và trong sáng của học sinh mà không gì có thể thay thế được.
Học sinh phải tôn kính người Thầy đã dạy mình từ thuở “ê, a” đến khi bước vào đời và trở thành người công dân có ích cho xã hội.
Nếu cha mẹ cho ta hình hài và sự sống thì người Thầy giúp ta định hình, phát triển và hòan thiện nhân cách sống, vì thế ông cha ta đã có câu “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy” và điều này vẫn còn giá trị đến ngày nay.
Lương Sơn