Thiết bị có thể "nhìn thấy" đối tượng sống không chỉ xuyên qua những chướng ngại vật, bao gồm các yếu tố riêng biệt (ví dụ như đống sụp đổ đất đá) mà còn ghi lại sự hiện diện của cơ thể sống qua tường bê tông hoặc gạch dày 40 cm, cũng như "nhìn" xuyên qua lớp cát dày gần 1 m.
Thiết bị "Pikor-bio".
Không những thế, "Pikor-Bio” còn cho phép người sử dụng xác định khoảng cách với nạn nhân, hiểu được họ đang di chuyển hay bất động. Ưu thế nổi bật của "Pikor" so với những sản phẩm đã có trước đó là được thiết kế với phần mềm trong nước, nhỏ gọn hơn (chưa tới 2 kg), vì vậy rất phù hợp để sử dụng ở những nơi khó tiếp cận, chẳng hạn như trong các đống đổ nát của những tòa nhà bị phá hủy.
Trong khi hoạt động, nó không gây nhiễu cho các phương tiện phát sóng khác và thậm chí thiết bị này còn khả năng miễn nhiễu và có thể hoạt động ở nhiệt độ từ 40 đến 50 độ C.
"Pikor-bio" được đánh giá là đặc biệt hữu ích trong hoạt động cứu hộ những giờ đầu tiên sau khi xảy ra tình trạng khẩn cấp với tỷ lệ cứu sống người bị nạn rất cao. Với những cải tiến này, "Pikor-bio" sẽ trở thành công cụ không thể thiếu cho các nhân viên cứu hộ làm việc trong các khu vực thiên tai như lũ lụt và động đất hoặc trong quân đội, cảnh sát, tùy thuộc vào từng nhiệm vụ cụ thể.
Trưởng bộ phận tiếp thị thuộc Cục Thiết kế nghiên cứu thực nghiệm Timur Gorgeladze cho biết: “Nhìn bên ngoài, thiết bị "Pikor" là một hộp nhựa được gắn radar và máy tính bảng. Trong quá trình tìm kiếm người bị nạn, nhân viên cứu hộ phát radar trên bề mặt thăm dò và quan sát đồng hồ radarogram trên màn hình máy tính bảng. Từ đó, có thể phát hiện người có dấu hiệu vẫn còn sống ở dưới lớp cát, tuyết hoặc tường bê tông”.
Để phát hiện nạn nhân, chỉ cần trái tim của người đó vẫn hoạt động hoặc anh ta vẫn còn thở. Tuy "Pikor Bio" được thiết kế để sử dụng nội bộ nhưng các mô hình hiện tại không chỉ dành cho người tiêu dùng Nga. Hiện các đối tác từ Ấn Độ và Trung Quốc cũng rất quan tâm tới sản phẩm này.
Nguồn Báo Tin tức-TTXVN