Theo đó, thực vật biến đổi gien được cấp Giấy xác nhận phải đáp ứng một trong các điều kiện: Thực vật biến đổi gien được ít nhất 5 nước phát triển cho phép sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và chưa xảy ra rủi ro ở các nước đó.
Thực vật biến đổi gien được Hội đồng an toàn thực phẩm, thức ăn chăn nuôi thẩm định hồ sơ đăng ký cấp Giấy xác nhận thực vật biến đổi gien đó đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và kết luận thực vật biến đổi gien đó không có các rủi ro không kiểm soát được đối với sức khỏe của con người và vật nuôi.
Ngoài ra, còn có một số trường hợp khác như trường hợp sự kiện thực vật biến đổi gien đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm thì sự kiện thực vật biến đổi gien đó được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.
Trường hợp thực vật mang sự kiện chuyển gien tổ hợp là kết quả của quá trình lai quy tụ bằng phương pháp lai tạo truyền thống từ hai hoặc nhiều sự kiện chuyển gien đơn lẻ đã được cấp Giấy xác nhận thì thực vật đó được sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 10/3/2014.
Trong thời hạn 1 năm, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, các sự kiện thực vật biến đổi gien phải được nộp hồ sơ đăng ký cấp Giấy xác nhận trước khi tiếp tục sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi trên lãnh thổ Việt Nam.
Thực vật biến đổi gien là thực vật, mẫu vật di truyền, sản phẩm trực tiếp của thực vật mang một hoặc nhiều gien mới được tạo ra bằng công nghệ ADN tái tổ hợp.
2 trường hợp phải đăng ký cấp Giấy xác nhận:
Thực vật biến đổi gien mang sự kiện chuyển gien đơn lẻ (single transformation event) là kết quả của quá trình chuyển một gien quy định một tính trạng mong muốn bằng công nghệ chuyển gien.
Thực vật biến đổi gien mang sự kiện chuyển gien tổ hợp (vector stacked transformation event) là kết quả của quá trình chuyển từ hai hoặc nhiều gien quy định một hoặc nhiều tính trạng mong muốn bằng công nghệ chuyển gien.
Nguồn www.chinhphu.vn