Vậy đối với tỉnh ta thì sao? Theo số liệu của ngành Y tế, trong năm 2013 toàn tỉnh đã có 5.383 cơ sở "được" thanh tra về ATVSTP. Kết quả có 76,8% số cơ sở đạt tiêu chuẩn và 13,2% số còn lại không đạt, tương đương với gần 1.250 cơ sở.
Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc đảm bảo VSATTP tại các cơ sở kinh doanh thực phẩm.
Ảnh: Anh Tuấn
Cũng trong năm đã xảy ra 5 vụ ngộ độc thực phẩm, với 28 người mắc, nhưng lại có đến 5 trường hợp bị tử vong. Thực ra, đây chỉ là những con số bề nổi mà cơ quan chức năng ghi nhận được còn trong thực tế khi mắc người dân tự điều trị và không báo với cơ quan y tế chắc chắn sẽ lớn hơn nhiều. Đáng ngại nhất vẫn là chất lượng thực phẩm khi mà gần như đa phần thực phẩm được bán trên thị trường đều “dính” đến thuốc tăng trưởng, tăng trọng, thuốc trừ sâu. Muốn tìm hiểu thì cũng không khó gì. Chỉ cần đến các vùng sản xuất táo, nho, rau xanh…là tận “mục sở thị”. Một số cơ sở đầu mối cung cấp rau xanh, nho, táo… được cho là “sạch” thực chất là thu gom sản phẩm của nhiều nông hộ lại còn có “sạch” chăng thì cũng chỉ ở một số diện tích “làm mẫu” để “khoe” mà thôi! Gần đây, theo tin trên Báo Lao Động (ngày 5-1) lực lượng chức năng của tỉnh Hà Tĩnh đã bắt giữ xe khách vận chuyển gần 1 tấn nội tạng heo đã bốc mùi hôi thối không rõ nguồn gốc từ Thanh Hóa vào Ninh Thuận để tiêu thụ. Thực tế này thêm một lần cảnh báo về tình trạng thực phẩm bẩn đã và đang đầu độc người tiêu dùng.
Rõ ràng, đối với những hành vi kiếm lợi trên sức khỏe người khác là rất đáng lên án và cần phải xử lý nghiêm khắc. Nhưng làm sao để nhận biết và tránh trong khi nhu cầu về thực phẩm không thể thiếu hàng ngày? Giải đáp cho câu hỏi này chỉ trông mong vào ngành chức năng và vào sự hiểu biết của người tiêu dùng.
Năm mới Giáp Ngọ sắp đến nhưng người tiêu dùng vẫn đau đáu nỗi lo cũ về chất lượng VSATTP.
Hạ Huyền