Theo đó, phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Tiếp tục hoạt động khi đã kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong Điều lệ mà không được gia hạn; không góp đúng hạn số vốn đã đăng ký.
Đối với hành vi không góp đủ số vốn như đã đăng ký sẽ bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng.
Phạt tiền từ 25-30 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị thực tế; kinh doanh dưới danh nghĩa doanh nghiệp khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc đã giải thể; kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Phạt đến 20 triệu đồng nếu kinh doanh ngành nghề không có trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với hành vi thuê người khác làm Giám đốc doanh nghiệp tư nhân nhưng không đăng ký.
Hành vi kinh doanh ngành, nghề không có trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 15-20 triệu đồng. Mức phạt này cũng áp dụng đối với hành vi không đăng ký thay đổi thành viên trong thời hạn quy định kể từ ngày cam kết góp vốn lần cuối theo quy định của pháp luật.
Kê khai không trung thực hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh sẽ bị phạt đến 7 triệu đồng
Cũng theo Nghị định, cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện theo quy định.
Đối với một trong các hành vi: Đăng ký kinh doanh nhiều hơn một địa điểm; đăng ký kinh doanh nhiều hơn một hộ kinh doanh; không báo cáo tình hình kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện thì sẽ bị phạt tiền từ 3-5 triệu đồng
Phạt tiền từ 5-7 triệu đồng đối với hành vi kê khai không trung thực, không chính xác hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hoặc hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2014.
Nguồn Chinhphu.vn