Theo phân tích của các nhà chuyên môn, nhìn chung giá cả thị trường trong tháng 7 không biến động nhiều so với tháng trước, chỉ tăng nhẹ ở một số nhóm mặt hàng như: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,59%, trong số này giá lương thực tăng 0,27% chủ yếu là giá gạo tẻ ngon và khoai lang tăng; giá thực phẩm tăng 0,85% chủ yếu là giá thịt heo tăng 1,14%; thịt bò tăng 0,69% do ảnh hưởng tăng từ tháng trước, giá thủy sản tươi sống tăng 0,54%; giá các loại rau tươi tăng 2,76% do nhu cầu tăng. Nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 0,02%.
Người tiêu dùng mua hàng tại siêu thị Thanh Hà. Ảnh: Sơn Ngọc
Nhóm nhà ở và vật liệu liệu xây dựng tăng 0,35%, do giá gas được điều chỉnh tăng 13.000đ/bình (12kg) kể từ ngày 1-7-2013, giá dầu hỏa được điều chỉnh tăng 300đ/lít từ ngày 28-6 đã làm cho chỉ số giá nhóm này tăng, tuy nhiên giá vật liệu xây dựng trong tháng giảm 1,01% chủ yếu là giá thép, gạch, ngói giảm do nhu cầu về xây dựng chưa cao. Nhóm giao thông tăng 1,09% chủ yếu là ảnh hưởng của 2 đợt tăng giá xăng dầu trong tháng 6, với tổng mức tăng là 780đ/lít giá xăng và 590đ/lít dầu diezel; giá vé tàu hoả tăng 5,06% so với tháng trước. Bên cạnh đó giá phụ tùng xe tăng 2,71% đã làm cho nhóm này tăng cao nhất trong “rổ” 11 nhóm hàng hóa thiết yếu. Chỉ số nhóm hàng hóa và dịch vụ khác giảm 0,21% theo giá mặt hàng đồ dùng trang sức giảm theo giá vàng giảm mạnh trong thời gian qua.
So với tháng trước, chỉ số giá vàng giảm 6,59%, ngược lại chỉ số giá đô-la Mỹ tăng 1,20%.
Có thể nói, giá cả hàng hóa tiêu dùng có xu hướng tăng trong các tháng gần đây đã làm cho người tiêu dùng nói chung có phần lo lắng, nhất là đối với những người thu nhập thấp đang chiếm phần nhiều ở tỉnh ta...
Hạ Huyền