Trả lời: Theo quy định tại khoản 1, Điều 15, Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15-4-2010 của Chính phủ thì danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được xét tặng cho cá nhân đạt 2 tiêu chuẩn sau đây:
- Có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân 2 lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương”;
- Thành tích, sáng kiến, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu của cá nhân đó có phạm vi ảnh hưởng rộng đối với toàn quốc.
Và theo quy định tại khoản 6, Điều 1, Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27-4-2012 của Chính phủ về sửa đổi Điều 54, tại điểm b, khoản 3 thì: “Báo cáo thành tích của cá nhân đề nghị tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”; trong báo cáo thành tích phải nêu rõ nội dung đề tài, sáng kiến, các giải pháp trong công tác và quản lý đem lại hiệu quả thiết thực và trích lục ý kiến xác nhận của Hội đồng Khoa học, sáng kiến cấp bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; trường hợp sáng kiến, giải pháp, đề tài đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận thì gửi kèm bản sao giấy chứng nhận thay cho ý kiến xác nhận của Hội đồng Khoa học, sáng kiến cấp bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.”
Theo quy định trên thì cá nhân phải có 2 lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” và là người tiêu biểu xuất sắc nhất của tỉnh mới được xét trình danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”; việc báo cáo đề tài, sáng kiến, các giải pháp trong công tác và quản lý trình bày trong báo cáo thành tích (theo mẫu số 02 đính kèm Nghị định 39/2012/NĐ-CP).
Lê Trường Ninh