(NTO) UBND xã Bắc Phong ( huyện Thuận Bắc) vừa tổ chức điểm Hội nghị lấy ý kiến cán bộ, nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Các đồng chí trong Tổ giúp việc 362 của tỉnh và lãnh đạo UBND các xã trong huyện cùng về dự. Hội nghị đã nghe và tiếp nhận ý kiến của đại diện các ban, ngành, đoàn thể, cán bộ hưu trí và nhân dân địa phương đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Hầu hết ý kiến đều thống nhất cao với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Nhìn chung tất cả các ý kiến đóng góp Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 thể hiện ý chí, nguyện vọng và tinh thần, trách nhiệm của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
► Ngày 26-2, xã Phước Đại đơn vị làm điểm thuộc huyện Bác Ái tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Tham dự có thành viên thuộc tổ giúp việc 362 của tỉnh và lãnh đạo huyện Bác Ái. Tại hội nghị, các đại biểu nhất trí cao với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đóng góp một số ý kiến xác đáng, thiết thực và tập trung vào một số nội dung: Quyền con người; quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân; vấn đề về an ninh quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc... Đặc biệt các vấn đề liên quan đến quyền lợi của phụ nữ, trẻ em, y tế, giáo dục... được nhiều đại biểu quan tâm góp ý.
► Cùng ngày, xã Phước Nam được chọn làm điểm thuộc huyện Thuận Nam đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Đoàn công tác Tổ giúp việc 362 của tỉnh tham dự. Các đại biểu nêu ý kiến đều nhất trí cao với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và cho rằng, tổ chức lấy ý kiến toàn dân đã thể hiện quyền dân chủ của nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân; đồng thời đóng góp nhiều ý kiến xác đáng, thiết thực vào nội dung dự thảo, trong đó tập trung vào các chương, điều, khoản liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; về đất đai, chăm sóc sức khỏe, việc làm…
► Tiếp đó, Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và Luật đất đai (sửa đổi). Các đại biểu nhất trí cao với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và đóng góp một số ý kiến xây dựng góp phần hoàn chỉnh Dự thảo tập trung vào một số vấn đề như: quyền con người, quyền công dân, kiến nghị bổ sung Điều lệ xác định vai trò của Hội Nông dân… Đối với Luật đất đai (sửa đổi), các đại biểu cũng đã đóng góp một số ý kiến như tăng thời gian giao quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp; có sự phân cấp rõ ràng hơn trong việc quản lý đất đai…
► Tại thị trấn Phước Dân (đơn vị điểm thuộc huyện Ninh Phước) đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Tổ giúp việc 362 của tỉnh đến dự. Hầu hết các ý kiến tại đều nhất trí cao với sự cần thiết và ý nghĩa quan trọng của việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, cũng như bố cục các chương, điều của dự thảo sửa đổi Hiến pháp và đã góp nhiều ý kiến tập trung vào các nội dung: Lời nói đầu, chế độ chính trị, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; bảo vệ Tổ quốc; bộ máy Nhà nước…
► Thị trấn Tân Sơn (đơn vị điểm thuộc huyện Ninh Sơn) đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến nhân dân góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Tại hội nghị, có 16 ý kiến đóng góp vào nội dung Dự thảo, tập trung nhiều các nội dung: Chủ quyền đất nước, quyền và nghĩa vụ công dân, hôn nhân gia đình… Trước đó, địa phương tổ chức nhân dân để lấy ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 ở 8 khu phố trong thị trấn.
Nhóm PV - CTV