1. Ngành Bảo Dưỡng Công Nghiệp
Nơi đào tạo: Trường ĐH Bách Khoa (ĐHQG-HCM), trường ĐH Bách khoa (ĐHQG Hà Nội).
Mục tiêu đào tạo: Đào tạo các kỹ thuật viên đáp ứng được nhu cầu kỹ nghệ Việt Nam trong lĩnh vực bảo dưỡng công nghiệp. Đây là kết quả của chương trình hợp tác Việt – Pháp nhằm đào tạo kỹ thuật viên cao cấp làm việc trong lĩnh vực Bảo dưỡng công nghiệp đáp ứng nhu cầu cấp bách, ngày càng tăng cho các nhà máy, xí nghiệp ở Việt Nam.
Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp có khả năng lắp đặt, sử dụng và sửa chữa những hệ thống lạnh công nghiệp và gia dụng, có khả năng tìm kiếm và chẩn đoán hư hỏng trên một hệ thống, từ đó tìm ra phương pháp sửa chữa với những điều kiện kỹ thuật tốt nhất; có thể hiểu, phân tích, quản lý và bảo trì được các hệ thống điện tử công nghiệp, có thể thiết lập, bảo trì cho các hệ thống sản xuất tự động trong các nhà máy, xí nghiệp. Cử nhân cao đẳng có thể học hoàn chỉnh đại học tại trường ĐH Bách Khoa, ĐHQG-HCM.
2. Ngành Cấp Thoát Nước
Nơi đào tạo: Trường ĐH Bách Khoa ĐHQG-HCM (Thủy lợi – Thủy điện, Cấp thoát nước, tách ra từ ngành Kỹ thuật Xây dựng), trường ĐH Thủy lợi TP.HCM (Kỹ thuật cơ sở hạ tầng – Cấp thoát nước), trường ĐH Tôn Đức Thắng (Cấp thoát nước và Môi trường nước: CTN-MTN dân dụng, CTN-MTN công nghiệp, CTN-MTN đô thị trường Cao đẳng Xây dựng số 2 (Cấp thoát nước) …
Mục tiêu đào tạo: Sinh viên được trang bị kiến thức về công tác quy hoạch, thiết kế, xây dựng và quản lý các hệ thống công trình cấp thoát nước cho sinh hoạt, công nghiệp, du lịch và các dịch vụ khác ở khu dân cư; kiến thức về bảo vệ, quản lý chất lượng tài nguyên nước; vệ sinh môi trường nông thôn. Trang bị kỹ năng về các quy trình thủy – động học, sinh – hóa học, nhiễm chất thải trong môi trường nước (liên quan trực tiếp đến kiến trúc xây dựng, chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp).
Đào tạo kỹ sư ngành Thủy lợi – Thủy điện – Cấp thoát nước theo các hướng:
- Khai thác tài nguyên nước như thủy điện, cấp nước cho nông nghiệp, công nghiệp và đô thị.
- Khắc phục thủy tai như phòng chống lũ lụt và úng ngập, thoát nước ô nhiễm, phòng chống sạt lở và bảo vệ bờ sông, bờ biển, chỉnh trị sông, chống xâm nhập mặn.
Cơ hội nghề nghiệp: Làm việc trong các ngành: Máy thủy lực; Thủy điện – Trạm bơm; Thủy văn Công trình thủy; Thủy công; Quy hoạch nguồn nước; Cấp thoát nước; Thi công thủy lợi; Thiết bị trong nhà máy thủy điện; Hồ chứa và môi trường; Phương pháp số và ứng dụng; Công trình cấp thoát nước …
3. Ngành Công Nghệ Điện Tự Động
Nơi đào tạo: Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM (ngành Công nghệ điện tự động), trường ĐH Hàng Hải (ngành Điện tự động công nghiệp), trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM và Tự động Tàu thủy).
Mục tiêu đào tạo: Kỹ sư ngành Công nghệ Điện tự động có thể nhận vị trí người chuyên trách trong trách nhiệm về điện như thiết kế, triển khai, xây dựng, điều hành, bảo trì, … trong các lĩnh vực tự động hóa xí nghiệp như: tự động hóa quá trình sản xuất, tự động hóa các máy công cụ, thu thập dữ liệu và giám sát các hệ thống sản xuất công nghiệp (SCADA), robot…
Cơ hội nghề nghiệp: Kỹ sư ngành Công nghệ Điện tự động có thể làm việc tại các xí nghiệp công nghiệp, các viện nghiên cứu ứng dụng, các trường đại học và cao đẳng, các cơ sở và trung tâm dạy nghề.
4. Ngành Công Nghệ Đóng Tàu
Nơi đào tạo: Trường ĐH Hàng Hải (Thiết kế Tàu thủy), trường ĐH Nha Trang, trường ĐH Sao Đỏ, trường ĐH Bách Khoa ĐH Đà Nẵng (kỹ thuật tàu thủy), …
Mục tiêu đào tạo: Trang bị cho người học kiến thức chuyên môn vững vàng, có thể giải quyết vấn đề khoa học công nghệ đóng tàu do thực tiễn đề ra, có khả năng nắm bắt những tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại của thế giới để áp dụng trong ngành đưa nền khoa học công nghệ đóng tàu đạt được trình độ của các nước trong khu vực.
Cơ hội nghề nghiệp: Kỹ sư ngành Công nghệ đóng tàu có khả năng lập phương án thiết kế tàu vận tải, tàu công trình mang tính hiện đại và tính kinh tế cao. Biết lập quy trình công nghệ đóng mới và sửa chữa tàu; biết cách tính dự trù nguyên, nhiên vật liệu, nhân công và giá thành đóng mới, sửa chữa tàu; biết áp dụng các phương pháp hiện đại trong thiết kế, đóng mới tàu.
Kỹ sư ngành Công nghệ đóng tàu có thể công tác tại các cơ sở đào tạo: Đại học, trung học và dạy nghề, các viện nghiên cứu và thiết kế, cơ quan giám sát và kiểm tra kỹ thuật, các liên doanh, các nhà máy đóng và sửa chữa tàu, các phòng khoa học công nghệ của các công ty khai thác tàu.
5. Ngành Công Nghệ Hóa Học
Nơi đào tạo: Trường ĐH Bách Khoa (thuộc nhóm ngành Hóa – Thực phẩm), trường ĐH Tôn Đức Thắng (gồm các chuyên ngành: Công nghệ vật liệu vô cơ; Vật liệu hữu cơ; Tổng hợp hữu cơ), trường ĐH Nông lâm TP.HCM, trường ĐH Cần Thơ, trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, trường ĐH Bách Khoa – Đà Nẵng, trường CĐ Công nghệ Đà Nẵng, trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM …
Mục tiêu đào tạo: Trang bị cho người học kiến thức chuyên ngành liên quan đến chất lượng, công nghệ, thiết kế, chế tạo và dịch vụ trong các lĩnh vực nghiên cứu và phát triển các sản phẩm công nghiệp như hóa chất, thủy tinh, kim loại, thực phẩm, dược phẩm hoặc nghiên cứu áp dụng các công nghệ hóa học, hóa sinh trong lĩnh vực nông nghiệp để tiến tới công nghệ sản xuất sạch, bảo vệ môi trường. Có khả năng nghiên cứu sản xuất và ứng dụng các sản phẩm hóa học, có khả năng vận hành dây chuyền sản xuất và quản lý sản xuất ở các cơ sở sản xuất cũng như ở các cơ quan nghiên cứu khoa học – kỹ thuật.
Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong các ngành công nghiệp hóa chất cũng như các cơ quan nhiên cứu và phát triển. Ngoài ra, còn có thể làm việc ở các lĩnh vực liên quan như kiểm soát ô nhiễm, an toàn nhà máy, vật liệu điện tử dược phẩm, mỹ phẩm và công nghệ sinh học …
6. Ngành Công Nghệ Thông Tin
Nơi đào tạo: Trường ĐH Bách Khoa ĐHQG-HCM, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên ĐHQG-HCM, trường ĐH Quốc Tế ĐHQG-HCM, trường ĐH Công nghệ Thông tin ĐHQG-HCM, trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, trường ĐH Hàng Hải, trường ĐH Mở TP.HCM, trường ĐH Nha Trang, Học viện Bưu chính Viễn thông, trường ĐH Tôn Đức Thắng, trường ĐH Hoa Sen TP.HCM, trường ĐH Tài chính Marketing, trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM,…
Mục tiêu đào tạo: Đào tạo các kỹ sư/cử nhân ngành Công nghệ thông tin nắm vững kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin nói chung và kỹ thuật máy tính nói riêng. Trong học kỳ cuối của khóa học, khi làm luận văn tốt nghiệp, sinh viên có thể theo một trong năm hướng chuyên môn chính: Công nghệ phần mềm, xử lý song song và các hệ thống mạng phân bổ, xử lý ngôn ngữ và dịch máy, cơ sở dữ liệu phân bổ, Kỹ thuật máy tính và thiết kế mạch.
Cử nhân ngành CNTT sẽ được trang bị hai khối kiến thức: Khối kiến thức đại cương về các môn khoa học tự nhiên (toán, lý, hóa, tin học cơ bản …), khối kiến thức chuyên ngành là những kiến thức chuyên sâu như công nghệ phần mềm; lập trình hệ thống; xây dựng hệ thống thông tin; phân tích thiết kế hệ thống, lập dự án xây dựng các phần mềm ứng dụng… Ngoài ra, SV còn được trang bị các kiến thức chuyên sâu hơn về phần cứng và hệ thống máy tính, hệ thống mạng.
Cơ hội nghề nghiệp: Cử nhân/Kỹ sư ngành CNTT có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, công ty trong nước hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ thông tin ngân hàng, hàng không, bưu điện, quốc phòng, các công ty phát triển và thiết kế phần mềm.
7. Ngành Công Nghệ Dệt May
Nơi đào tạo: Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM TP.HCM, trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, trường CĐ Kinh tế kỹ thuật công nghiệp II, trường ĐH Bách Khoa ĐHQG-HCM, trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, trường ĐH Kỹ thuật – Công nghệ TP.HCM.
Mục tiêu đào tạo: Trang bị cho người học trong lĩnh vực Sợi, Dệt, In, Nhuộm, hoàn tất vải và May, Thời trang đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của các doanh nghiệp dệt may. Sinh viên sẽ trang bị đủ kiến thức cơ bản, kiến thức công nghệ chuyên ngành, kiến thức tự động hóa, kiến thức về quản lý sản xuất, chất lượng và tiếp thị, có khả năng tiếp cận điều kiện thực tế để sản xuất ra sản phẩm chất lượng cao với chi phí hạ.
Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp có khả năng thiết kế các mặt hàng sản xuất thích hợp với yêu cầu của thị trường; điều hành tốt dây chuyền thiết bị công nghệ của nhà máy; tổ chức quản lý tốt công tác bảo trì thiết bị; nghiên cứu khai thác công nghệ mới, mặt hàng mới của ngành Dệt May…
8. Ngành Công Nghệ Vật Liệu
Nơi đào tao: Trường ĐH Bách Khoa ĐHQG-HCM, trường ĐH Khoa học Tự nhiên ĐHQG-HCM (ngành Khoa học vật liệu), trường ĐH, Bách Khoa ĐH Đà Nẵng, trường CĐ Kinh tế - Công nghệ TP.HCM, trường ĐH Xây dựng, trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội, trường ĐH Công nghiệp Việt Trì…
Mục tiêu đào tạo: Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Vật liệu có hiểu biết sâu về cấu trúc, tính chất cũng như công nghệ chế tạo, xử lý, gia công và ứng dụng vật liệu, nắm vững các kiến thức cơ bản, cơ sở và chuyên ngành về các loại vật liệu kim loại, vô cơ – ceramic và polyme, kiến thức về hóa học, vật lý và cơ học vật liệu.
Cơ hội nghề nghiệp: Có khả năng vận hành dây chuyền sản xuất, thiết kế, gia công chế tạo và ứng dụng các sản phẩm trên cơ sở các loại vật liệu khác nhau, tham gia nghiên cứu cải tiến công nghệ và chuyển giao công nghệ.
Có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất thuộc những lĩnh vực về vật liệu kim loại (luyện cán thép, luyện kim màu, gia công chế biến nhôm, …), vật liệu silicate (xi măng, gốm sứ, sản xuất vật liệu xây dựng, trang trí nội thất…), và vật liệu polymer (gia công chế biến nhựa, cao su, sơn, composite …) hoặc có thể làm việc tại các công ty liên doanh với nước ngoài, các trường đại học hoặc viện nghiên cứu.
9. Ngành Công Nghệ Nhiệt Lạnh
Nơi đào tạo: trường ĐH Bách Khoa (chuyên ngành Kỹ thuật nhiệt thuộc nhóm ngành cơ khí)…, ĐH Lạc Hồng (Điện Công nghiệp), trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, trường Đại học Nha trang (ngành Nhiệt lạnh thuộc Khoa chế biến, ngành Máy lạnh và thiết bị nhiệt thuộc khoa cơ khí), trường ĐH Văn Lang (kỹ thuật nhiệt – điện lạnh), trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM (kỹ thuật nhiệt – điện lạnh)…
Mục tiêu đào tạo: Sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về cơ khí (đặc biệt về cơ lưu chất, nhiêt động lực học kỹ thuật, truyền nhiệt), điện và điện tử, công nghệ bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm và kiến thức chuyên ngành về công nghệ nhiệt lạnh.
Cơ hội nghề nghiệp: Có thể làm việc tại nhà máy, xí nghiệp, công ty, các liên doanh liên quan đến bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm đến sản xuất hệ thống các thiết bị nhiệt lạnh hoặc làm việc tại các viện nghiên cứu (như Viện sau thu hoạch) hoặc giảng dạy tại các cơ sở đào tạo
10. Ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Môi Trường
Nơi đào tạo: Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, trường ĐH Bách Khoa ĐHQG-HCM, trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, trường ĐH Bách Khoa – ĐH Đà Nẵng, trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM, trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, trường ĐH Hoa Sen, trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, trường ĐH Nha Trang, trường ĐH An Giang, trường ĐH Tôn Đức Thắng, trường ĐH Tây Nguyên, trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội, trường ĐH Công nghiệp Việt Trì, trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên.
Mục tiêu đào tạo: Trang bị cho người học nắm vững kiến thức cơ bản về khoa học môi trường và kỹ thuật môi trường, nắm vững kiến thức về chất lượng môi trường, quản lý chất thải, quan trắc môi trường, đánh giá các tác động môi trường, kinh tế kiểm toán môi trường, sản xuất sạch hơn và kiến thức cơ bản về quá trình sinh học trong công nghệ xử lý môi trường, xử lý chất thải, kiểm soát ôn nhiễm môi trường công nông nghiệp và trong các hoạt động liên quan đến du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng.
Cơ hội nghề nghiệp: Sau quá trình đào tạo, sinh viên tốt nghiệp có khả năng phân tích, thiết kế và tiến hành các thí nghiệm, lập môi hình để quản lý các thành phần môi trường nước, không khí, đất đáp ứng nhu cầu và điều kiện thực tiễn về kinh tế, môi trường và an toàn lao động, xây dựng các giải pháp quản lý và công nghệ cho mục tiêu phát triển bền vững môi trường và tài nguyên cũng như phân tích và giải thích dữ liệu bao gồm:
- Phân tích và đánh giá chất lượng môi trường (đất, nước, không khí)
- Phân tích, đánh giá và dự báo các diễn biến suy giảm chất lượng môi trường và tài nguyên.
- Đánh giá và dự báo các xu hướng môi trường đô thị, công nghiệp.
- Biểu diễn các kết quả phân tích và đưa ra các kết luận đánh giá từ việc phân tích.
Như vậy, Sinh viên tốt nghiệp có thể công tác tại phòng quản lý môi trường của các cơ quan, sở, ban ngành, công ty du lịch, khu du lịch sinh thái, khu nghỉ dưỡng, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu di tích lịch sử…
11. Ngành Kỹ Thuật Công Trình Biển
Nơi đào tạo: Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, trường ĐH Hàng Hải, trường ĐH Thủy Lợi, trường ĐH Xây dựng, Trường ĐH Bách Khoa – ĐH Đà Nẵng, Trường ĐH Cần Thơ.
Mục tiêu đào tạo: Trang bị cho sinh viên nắm vững các kiến thức chuyên ngành trên nền tảng các kiến thức cơ bản về toán học, khoa học và kỹ thuật. Có kiến thức và kỹ năng thực hành đại cương, cơ sở và chuyên ngành áp dụng vào thực tế thiết kế và đóng mới các loại tàu thủy và công trình ngoài khơi với việc sử dụng hiệu quả các phương pháp tính toán hiện đại trong công nghệ thiết kế.
Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận tốt các vị trí như cán bộ kỹ thuật, quản lý, điều hành trong lĩnh vực cơ khí tàu thuyền, công trình ngoài khơi về:
- Khả năng thiết kế và tiến hành thực nghiệm cũng như khả năng phân tích và giải thích dữ liệu, kết quả. Khả năng vận dụng kỹ thuật, kỹ năng, công cụ kỹ thuật hiện đại cần thiết để thử nghiệm, vận hành, chẩn đoán, bảo dưỡng, sửa chữa và cải tiến các hệ thống trong lĩnh vực kỹ thuật nhiệt lạnh.
- Khả năng thiết kế, giám sát – thi công các hệ thống lạnh, điều hòa không khí và các hệ thống nhiệt trong lĩnh vực kỹ thuật nhiệt lạnh.
- Khả năng xác định, tính toán và giải quyết vấn đề trong lãnh vực kỹ thuật nhiệt lạnh.
- Phát hiện, giải đáp và phản biện các vấn đề thuộc lĩnh vực nhiệt lạnh;
- Có kỹ năng nghiên cứu, cải tiến để nâng cao hiệu quả sử dụng các hệ thống, thiết bị nhiệt lạnh.
- Sử dụng tốt các phần mềm trong chuyên ngành như: Autocad, VisulBasic, Matlab.
12. Ngành Kỹ Thuật Địa Chất
Nơi đào tạo: Trường ĐH Bách Khoa ĐHQG-HCM, trường ĐH Khoa học Tự nhiên ĐHQG-HCM, Trường ĐH Mỏ Địa Chất, Trường ĐH Khoa học – Huế.
Mục tiêu đào tạo: Trang bị cho người học trình độ, kiến thức về môi trường nói chung và môi trường địa chất nói riêng cùng các kỹ thuật và công nghệ xử lý các tai biến của môi trường, các phương pháp tìm kiếm, thăm dò khoáng sản và biện pháp khai thác, sử dụng, địa chất thủy văn, địa chất công trình, các giải pháp xử lý nền móng cho các công trình xây dựng, công nghiệp, giao thông và khả năng tìm kiếm, thăm dò, đánh giá trữ lượng các mỏ dầu khí.
Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Địa chất có thể đảm nhận các công tác trong lĩnh vực khoan, khai thác, thu gom vận chuyển khoáng sản và dầu khí tại các công ty khảo sát thiết kế phục vụ cho xây dựng các loại công trình, công ty khai thác nước ngầm, công ty thăm dò khai thác dầu khí trong và ngoài nước, các ban quản lý dự án, các Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và môi trường của tỉnh hoặc thành phố, công ty khai thác khoáng sản, các cơ sở có bộ phận liên quan đến Địa chất, các Liên đoàn Địa chất, các Trường, Viện nghiên cứu …
13. Ngành Kỹ Thuật Môi Trường
Nơi đào tạo: Trường ĐH Bác Khoa ĐHQG-HCM, ĐH Công nghiệp TP.HCM, ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐH Kỹ thuật – Công nghệ TP.HCM, ĐH Khoa học Tự nhiên ĐHQG-HCM, ĐH Quốc Tế Hồng Bàng, ĐH Lạc Hồng, ĐH Tôn Đức Thắng, trường ĐH Văn Lang …
Mục tiêu đào tao: Trang bị cho người học kiến thức rộng về kỹ thuật môi trường thông qua đào tạo lý thuyết, chú trọng đào tạo thực hành trong các lĩnh vực hóa học, sinh học trong kỹ thuật môi trường, xử lý nước, chất thải rắn, khí thải, nước thải, tiếng ồn, kiểm soát ô nhiễm môi trường công – nông nghiệp, quản lý chất lượng môi trường, quan trắc môi trường, đánh giá tác động môi trường …
Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp có khả năng:
- Thiết kế, quản lý giám sát, thi công, vận hành các công trình xử lý chất thải, lập giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, sản xuất sạch hơn trong công nông nghiệp.
- Thiết kế và thực hiện các vấn đề như công nghệ môi trường, xử lý nước thiên nhiên và nước thải, xử lý chất thải rắn, khí thải và tiếng ồn, chất độc hại, quan trắc và phân tích chất lượng môi trường.
- Phân tích hệ thống môi trường thông qua việc nắm vững phương pháp sử dụng tài nguyên theo hướng phát triển bền vững và những biện pháp bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái như giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong các lĩnh vực công nông ngư nghiệp và du lịch.
- Tham gia xây dựng và phát triển chính sách, chiến lược về quản lý môi trường.
Sinh viên tốt nghiệp có thể công tác tại các nhà máy, xí nghiệp, các công ty xử lý chất thải, Trung tâm Bảo vệ môi trường, Phòng Quản lý Môi trường ở các cấp chính quyền, Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất các Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, UBND các huyện thị, các công ty như cấp thoát nước, tư vấn môi trường, các cơ quan quy hoạch, khai thác khoáng sản, các Viện Nghiên cứu …
14. Ngành Kỹ Thuật Hệ Thống Công Nghiệp
Nơi đào tạo: Trường ĐH Bách Khoa ĐHQG-HCM, trường ĐH Quốc Tế ĐHQG-HCM (dạy bằng Tiếng Anh), trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, trường Công nghệ và Quản trị doanh nghiệp (ngành Kỹ thuật và Quản trị công nghiệp).
Mục tiêu đào tạo: Trang bị cho người học những kiến thức cơ sở, liên ngành giữa kỹ thuật và quản lý nhằm hướng dẫn đến mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ năng để thiết kế, vận hành, cải tiến hiệu quả hệ thống sản xuất dịch vụ. Đóng vai trò là hệ thống tích hợp con người, thiết bị, vật liệu, thông tin, năng lượng nhằm nâng cao năng suất bằng biện pháp quản lý nhân sự, ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh.
Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp có khả năng:
- Thiết kế mới các hệ thống công nghiệp trong sản xuất và dịch vụ, từ quy mô nhỏ đến trung bình.
- Điều hành hiệu quả các hệ thống công nghiệp trong sản xuất và dịch vụ bằng việc kết hợp chặt chẽ và hợp lý các nguồn tài nguyên (nhân lực, tài chính, máy móc).
- Phát hiện, mô hình hóa, xác định các thông số tối ưu của hệ thống sản xuất/dịch vụ mới, đề xuất những thay đổi cần thiết để cải thiện hệ thống.
- Phân tích và nghiên cứu các hệ thống sản xuất/dịch vụ hiện có phục vụ yêu cầu tái thiết kế để tăng năng suất và hiệu quả, phân tích, đánh giá, mô hình hóa và đưa ra được các phương án đơn cũng như đa tiêu chuẩn về các lĩnh vực quản lý phục vụ cho nhà quản lý ra quyết định.
15. Ngành Kỹ Thuật Phần Mềm
Nơi đào tạo: Trường ĐH Khoa học Tự nhiên ĐHQG-HCM, ĐH Quốc tế ĐHQG-HCM, trường ĐH Bình Dương (thuộc nhóm ngành Tin học), trường ĐH Quốc tế Miền Đông, trường ĐH Cần Thơ, trường ĐH Công nghiệp Hà Nội…
Mục tiêu đào tạo: Trang bị cho sinh viên nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên môn về quy trình xây dựng, quản lý và bảo trì hệ thống phần mềm, có khả năng phân tích, thiết kế và quản lý các dự án phần mềm, khả năng xây dựng mô hình và áp dụng các nguyên tắc của công nghệ phần mềm vào thực tế.
Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp có thể thực hiện tốt vai trò của một kỹ sư về kỹ thuật phần mềm tại các công ty, xí nghiệp, các khu công nghệ hoạt động trong lĩnh vực CNTT… hoặc các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp, đặc biệt là trong ngân hàng, hàng không, bưu điện, quốc phòng, hoặc giảng dạy Tin học ở các Trung tâm, trường đại học hoặc cao đẳng.
16. Ngành Kỹ Thuật Tài Nguyên Nước
Nơi đào tạo: Trường ĐH Bách Khoa ĐHQG-HCM (Thủy lợi – Thủy điện – cấp thoát nước), trường ĐH Thủy Lợi, trường Cao đẳng Xây dựng số 1, trường Cao đẳng Xây dựng số 3, trường Cao đẳng Xây dựng Miền Tây,...
Ngành này, đòi hỏi nhiều kiến thức tổng quát về tự nhiên, vật lý, hóa học, sinh học và môi trường nước. Kỹ năng cần thiết là sự nhạy bén trong tư duy phán đoán và xử lý các tình huống về nước, nước thải và cải tạo môi trường nước.
Mục tiêu đào tạo: Trang bị cho người học các kiến thức đương đại về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, môi trường, pháp luật và những kiến thức cần thiết để hiểu biết về sự tác động của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh toàn cầu hóa về kinh tế, môi trường và xã hội thông qua việc phân tích được chi phí và đánh giá được tác động môi trường của một dự án. Đào tạo theo các hướng:
- Khai thác tài nguyên nước như thủy điện, cấp nước cho nông nghiệp, công nghiệp và cho đô thị.
- Khắc phục thủy tai như phòng chống lũ lụt và úng ngập, thoát nước ô nhiễm, phòng chống sạt lở và bảo vệ bờ sông, bờ biển, chính trị sông, chống xâm nhập mặn.
- Cải tạo đất phèn mặn
- Phát triển bền vững tài nguyên nước khu vực.
Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp có địa bàn phục vụ chính là đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ và Nam Trung bộ và có:
- Khả năng quy hoạch, thiết kế, xây dựng và quản lý các hệ thống công trình cấp thoát nước cho sinh hoạt, công nghiệp, du lịch và các dịch vụ khác ở khu dân cư, kiến thức về bảo vệ, quản lý chất lượng tài nguyên nước; vệ sinh môi trường nông thôn.
- Kỹ năng chuyên môn để giải quyết các vấn đề về quy trình thủy – động học, sinh – hóa học, nhiễm chất thải trong môi trường nước (liên quan trực tiếp đến kiến trúc xây dựng, chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp.
- Khả năng nghiên cứu, khảo sát, lập dự án, thiết kế, thi công, quản lý và khai thác các hệ thống công trình có liên quan đến môi trường nước.
Như vậy, sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các Công ty cấp thoát nước trong cả nước, các xí nghiệp, nhà máy có nhu cầu nghiên cứu hoặc xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước và xử lý chất thải hoặc làm việc tại các Viện nghiên cứu, Trung tâm môi trường của chính phủ, chính quyền địa phương, trường đại học.
17. Ngành Kỹ Thuật Trắc Địa – Bản Đồ
Nơi đào tạo: Trường ĐH Bách Khoa ĐHQG-HCM, trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh, trường ĐH Mỏ Địa chất, trường ĐH Xây dựng, trường CĐ Tài nguyên và Môi trường Miền Trung, trường CĐ Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, trường CĐ Thủy lợi Bắc Bộ.
Mục tiêu đào tạo: Trang bị cho người học kiến thức về khoa học Trái đất, nắm vững công nghệ mới trong phân tích thông tin không gian. Biết quản lý hồ sơ quy hoạch sử dụng đất định giá thống kê và đánh giá quản lý thị trường bất động sản. Đủ kiến thức cơ sở để có thể nghiên cứu và ứng dụng những công nghệ mới trong hệ thống thông tin địa lý GIS, kỹ thuật định vị bằng vệ tinh GPS, lượng ảnh và viễn thám…
Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp có khả năng:
- Thiết kế và tổ chức thi công các công trình định vị chính xác cao bằng các kỹ thuật hiện đại như toàn đạc điện tử và hệ thống định vị bằng vệ tinh.
- Thành lập bản đồ địa hình và chuyên đề dưới dạng số bằng phương pháp toàn đạc, trắc lượng ảnh, viễn thám và biên tập.
- Thành lập và vận hành các hệ thống thông tin địa lý, các công tác trắc địa phục vụ xây dựng công trình.
Và có thể công tác tai các trung tâm, viện nghiên cứu, các trường đại học cũng như các Sở Tài nguyên Môi trường của các tỉnh và thành phố trực thuộc, và các đơn vị sản xuất trong lĩnh vực chuyên môn.
18. Ngành Mạng Máy Tính Và Truyền Thông
Nơi đào tạo: trường ĐH Khoa học Tự nhiên ĐHQG-HCM, ĐH Công nghệ thông tin ĐHQG-HCM, ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, ĐH Hàng Hải, ĐH Mở TP.HCM, ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐH Nha Trang, Học viện Bưu chính Viễn thông, Quốc Tế Hồng Bàng, ĐH Kỹ thuật – Công nghệ TP.HCM, ĐH Ngoại Ngữ - Tin học TP.HCM, ĐH Văn Lang, CĐBC Công nghệ và Quản trị doanh nghiệp, ĐH Hoa Sen, ĐH Công nghiệp TP.HCM, ĐH Quốc tế Miền Đông, ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM…
Mục tiêu đào tạo: Trang bị cho sinh viên ngành Mạng máy tính và truyền thông có phẩm chất chính trị tốt, có ý thức tổ chức kỹ luật, có đạo đức nghề nghiệp, nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên sâu về ngành nghề, đáp ứng yêu cầu về nghiên cứu, ứng dụng, có khả năng thiết kế chế tạo, bảo trì, sản xuất, thử nghiệm, quản lý các hệ thống mạng máy tính và truyền thông.
Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp ngành Mạng máy tính và truyền thông có khả năng đảm nhận các chức năng tham mưu, tư vấn, tổ chức thực hiện nhiệm vụ với tư cách là một chuyên viên trong lĩnh vực công nghệ thông tin có những kỹ năng làm việc tốt trong môi trường đa quốc gia, cụ thể là các công việc thuộc các phạm vi và lĩnh vực sau:
- Chuyên viên phân tích, thiết kế, cài đặt, quản trị, bảo trì và đảm bảo an ninh cho các hệ thống mạng máy tính và truyền thông trong các cơ quan, công ty, trường học …
- Cán bộ nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin ở các viện, trung tâm nghiên cứu và các trường đại học, cao đẳng.
- Giảng viên công nghệ thông tin ở các trung đại học, cao đẳng, trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
- Nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực công nghệ mạng, bảo mật và an ninh thông tin cũng như các hệ thống nhúng ở các viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học và Cao đẳng.
- Làm việc ở bộ phận công nghệ thông tin hoặc ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các đơn vị có nhu cầu (hành chính sự nghiệp, ngân hàng, viễn thông, hàng không, xây dựng …)
- Làm việc tại các công ty chuyên kinh doanh, triển khai giải pháp cơ sở hạ tầng mạng, bảo mật hệ thống mạng, an ninh thông tin doanh nghiệp, cũng như các công ty chuyên tư vấn, đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các hệ thống mạng, hệ thống truyền thông số cố định, di động.
19. Ngành Kỹ Thuật Hạt Nhân
Nơi đào tạo: trường ĐH Khoa học Tự nhiên ĐHQG-HCM, ĐH Bách Khoa Hà Nội, Đại học Đà Lạt, Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc ĐHQG Hà Nội, ĐH Điện Lực.
Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu đào tạo của chuyên ngành Năng lượng và Kỹ thuật hạt nhân nhằm cung cấp kiến thức cơ bản về vật lý hạt nhân thực nghiệm, vật lý hạt nhân ứng dụng trong công nghiệp, nông nghiệp, y học hạt nhân, trong lò phản ứng và nhà máy điện nguyên tử. Chường trình gồm ba hướng:
- Hướng Năng lượng và Điện hạt nhân: Cung cấp các kiến thức tổng quát và chuyên sâu về lò phải ứng, động học lò phản ứng, kỹ thuật ứng dụng năng lượng hạt nhân vào việc xây dựng và vận hành an toàn nhà máy điện nguyên tử, cách quản lý chất thải phóng xạ và đánh giá phông môi trường, xử lý sự cố phóng xạ. Sinh viên sẽ được tiếp xúc trực tiếp với các thiết bị hiện đại được trang bị mới và được thực tập thực tế tại lòng phản ứng hạt nhân Đà Lạt.
- Hướng Kỹ thuật hạt nhân: Cung cấp các kiến thức tổng quát và chuyên môn về vật lý hạt nhân, vật lý lò phản ứng, kỹ thuật ứng dụng vật lý hạt nhân trong công nghiệp, nông nghiệp, các phương pháp phân tích hạt nhân như phương pháp phân tích dùng hệ phổ kế gamma, alpha, beta để phân tích định tính và định lượng các nguyên tố trong các đối tượng nghiên cứu, phương pháp đánh dấu phóng xạ và các kỹ thuật quan trắc đánh giá phông môi trường.
- Hướng vật lý y khoa: Đào tạo cử nhân vật lý và vật lý hạt nhân có trình độ chuyên sâu trong việc tính toán vận hành, sử dụng các thiết bị Y học hạt nhân để chẩn đoán và điều trị bệnh. Sinh viên chuyên ngành Vật lý Y khoa được trang bị các kiến thức cơ bản và cơ sở của ngành vật lý và vật lý kỹ thuật, kiến thức chuyên ngành về vật lý y khoa như cơ thể và sinh lý học, cơ sở vật lý trong xạ trị, cơ sở vật lý trong chẩn đoán hình ảnh, xử lý ảnh, y học hạt nhân, ứng dụng lâm sàng.
Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp từ ngành Năng lượng và Kỹ thuật Hạt nhân có thể tham gia;
- Công tác giảng dạy Vật lý hạt nhân thực nghiệm ở các trường, các viện, trung tâm nghiên cứu và ứng dụng về hạt nhân.
- Làm việc tại các trung tâm phân tích sử dụng phương pháp hạt nhân.
- Làm việc tại các nơi có ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp, nông nghiệp, an toàn bức xạ môi trường.
- Làm việc tại các viện nghiên cứu hay lò phản ứng, nhà máy điện nguyên tử.
- Làm kỹ sư về y học hạt nhân tại các bệnh viện có sử dụng thiết bị chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư.
- Học lên trình độ cao hơn về các ngành Năng lượng hạt nhân, vật lý Y khoa và Kỹ thuật hạt nhân ở trong hoặc ngoài nước.
20. Ngành Phát Triển Phần Mềm
Phần mềm là phương tiện truyền tải một cách cụ thể cách thức giải quyết vấn đề của người sử dụng cho máy tính có thể “hiểu” và “thực hiện” được.
Nơi đào tạo: Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, trường ĐH Bà Rịa Vũng tàu, trường ĐH Tư thục Công nghệ Thông tin Gia Định, trường ĐH Hoa Sen, trường ĐH FPT, … và tại các trường đào tạo ngành CNTT (chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm hoặc ngành Công nghệ phần mềm).
Mục tiêu đào tạo: Trang bị những kiến thức cơ bản về lĩnh vực CNTT và kiến thức chuyên sâu về phần mềm để sinh viên có khả năng: Phân tích nhu cầu thực tế (phân tích hệ thống kế hoạch dự án phần mềm, phân tích yêu cầu), phát triển phần mềm (Thiết kế phần mềm, lập trình, kiểm thử phần mềm), sửa đổi – thích nghi – nâng cao…
Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp ngành phát triển phần mềm có thể làm kỹ sư lập trình hay kỹ sư bảo trì hệ thống phần mềm.
Cơ hội việc làm của ngành này là rất lớn nên luôn thu hút các bạn trẻ. Tại Việt Nam đây là ngành mũi nhọn được Đảng và Nhà nước rất quan tâm phát triển. Nhu cầu tuyển dụng các kỹ sự CNTT nói chung, ngành Phát triển phần mềm nói riêng sẽ rất cao trong thời gian tới.
Các kỹ năng cần có: thông minh và có óc sáng tạo, có khả năng làm việc dưới áp lực lớn, kiên trì, nhẫn nại, tính chính xác trong công việc, ham học hỏi, trao dồi kiến thức, có khả năng làm việc theo nhóm, trình độ ngoại ngữ và phải có niềm say mê.
21. Ngành Thủy Văn
Nơi đào tạo: Trường ĐH Thủy lợi TP.HCM, trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, trường CĐ Tài nguyên và Môi trường TP.HCM…
Mục tiêu đào tạo: Trang bị cho người học khả năng phân tích, tính toán, dự báo thủy văn môi trường, tham gia các dự án phát triển tài nguyên nước, quy hoạch và quản lý nguồn nước, quản lý lưu vực, bảo vệ môi trường, tham gia nghiên cứu các quy hoạch chính trị sông và bờ biển, phòng chống lụt bão, thiên tai.
Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại Viện Khí tượng Thủy văn, Sở Tài nguyên môi trường, Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Việt Khí tượng Thủy văn và môi trường, Trung tâm dự báo Khí tưởng Thủy văn…
22. Ngành Vật Lý
Nơi đào tạo: trường Đại học Khoa học Tự nhiên, trường ĐH Cần Thơ, trường ĐH Quy Nhơn, trường ĐH Đà Lạt, trường ĐH Sư phạm TP.HCM, trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2, trường ĐH Sư phạm – ĐH Đà Nẵng, trường ĐH Khoa học – ĐH Huế, trường ĐH Vinh, trường ĐH Hải Phòng.
Mục tiêu đào tạo: Trang bị cho người học vững về lý thuyết và ứng dụng, có khả năng giải quyết trọn vẹn các vấn đề về vật lý, các hiện tượng có liên quan đến môi trường sống, có khả năng sử dụng cũng như nghiên cứu các cơ chế của các thiết bị hiện đại, có khả năng tiếp cận và nghiên cứu những lĩnh vực mới trong vật lý hiện đại. Đào tạo cử nhân vật lý theo các chuyên ngành như sau:
- Vật lý lý thuyết: cung cấp cho sinh viên các kiến thức về lượng từ, các trường và hạt cơ bản, các trường hấp dẫn…
- Vật lý điện tử: cung cấp các kiến thức cơ bản và cơ sở về điện học, dần sóng và phát sóng, điện tử căn bản, kiến trúc máy tính (phần cứng), các công nghệ điện tử và linh kiện, các hệ thống điều khiển, các thông tin về mạng máy tính và các ứng dụng kỹ thuật của máy tính..,)
- Vật lý Địa cầu: cung cấp các kiến thức liên quan đến Trái đất như quyển nước, quyển khí, quyền đa ù, các đặt tính cơ lý của chúng, các phương pháp nghiên cứu ứng dụng trong nghiên cứu, xử lý môi trường, dò tìm khoáng sản…
- Vật lý Hạt nhân: trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản để hiểu được vẽ đẹp của vật lý khi nghiên cứu sự thống nhất về nguyên tắt của thế giới vô cùng nhỏ và thế giới vô cùng lớn, khả năng ứng dụng của vật lý hạt nhân trong nông, công nghiệp, sinh học, y học, khảo cổ, quốc phòng và kể cả trong môi trường.
- Vật lý ứng dụng: Cung cấp các kiến thức cơ sở về lý thuyết cũng như thực nghiệm về Quang học, quang phổ học nguyên tử và phân tử, laser, plasma, kỹ thuật chân không, vật liệu mới (xi mạ, tạo màng kim loại) trên các đế vật liệu khác nhau.
- Vật lý chất rắn: cung cấp các kiến thức cơ sở và ứng dụng trong các dụng cụ bán dẫn (transitor, SCR, vi mạch…)
- Vật lý Tin học: cung cấp các kiến thức cơ bản khá vững chắc của vật lý và khoa học máy tính.
Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp ngành Vật lý có thể làm việc tại các công ty sản xuất và bảo quản các thiết bị điện tử và máy tính, công ty dầu khí liên doanh, các liên đoàn địa chất, các Trung tâm, Viện nghiên cứu Biển, khí tượng thủy văn, không lưu, môi trường, các Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường các trường Đại học, Cao đẳng có liên quan, các cơ sở y tế, bệnh viện, trung tâm ưng bướu, Viện Nghiên cứu Hạt nhân, Trung tâm Kỹ thuật Hạt nhân, Trung tâm chiếu xạ, các Viện Nông nghiệp, các cơ sở xi mạ chân không.
23. Ngành Vật Lý Kỹ Thuật
Nơi đào tạo: Trường ĐH Bách khoa Hà Nội (Điện tử Y học), Trường ĐH Bách Khoa ĐHQG-HCm, trường ĐH Công nghệ.
Kỹ sư ngành Vật lý kỹ thuật hay còn gọi là Kỹ sư ngành Khoa học ứng dụng có ở hầu hết các đại học kỹ thuật hoặc công nghệ trên thế giới với chức năng đào tạo chuyên viên khoa học kỹ thuật có nền tảng khoa học cơ bản vững để có thể phát huy khi đi tiếp vào chuyên ngành cụ thể trong ứng dụng lẫn nghiên cứu phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao (hi-tech).
Tại Việt Nam, hệ thống y tế ngày càng hiện đại nhưng chúng ta phải chịu áp lực về chi phí bảo hành cũng như hiệu quả sử dụng (do không nắm vững tính năng thiết bị nên không tận dụng được hết công suất và khả năng cải tiến quy trình sử dụng). Xu hướng phát triển về kinh tế cũng như xã hội của cả nước xác định sự cần thiết phải hình thành một lớp các Kỹ sư Vật lý Kỹ thuật Y sinh học để hỗ trợ đội ngũ cán bộ y tế nhằm thực hiện triệt để sự hiện đại hóa nền y tế cộng đồng.
Trường ĐH Bách Khoa ĐHQG-HCM TP.HCM có đào tạo Kỹ sư bằng 2 cho sinh viên tốt nghiệp ngành Điện tử, ngành Vật lý.
Mục tiêu đào tạo: Trang bị cho người học kiến thức vật lý kỹ thuật vững với khả năng thực hành tốt, cùng với kiến thức Toán, Lý, Tin học làm công cụ cơ bản, có tổng quan tốt về nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau và khả năng thích ứng nhanh khi tiếp cận một ngành khoa học kỹ thuật công nghệ cao đáp ứng nhu cầu một số lĩnh vực cần thiết của xã hội.
Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng đảm nhiệm các nhiệm vụ sau:
- Thực hiện quản lý, vận hành, bảo trì bảo dưỡng các thiết bị hiện đại tại các cơ sở y tế ở các bệnh viện, các tuyến điều trị khác nhau.
- Khảo sát, đánh giá chất lượng, thăm dò thị trường, tư vấn và chịu trách nhiệm kỹ thuật về quyết định đầu tư trang bị các hệ thống thiết bị hiện đại cho các bệnh viện và các tuyến y tế.
- Phối hợp với các chuyên gia ngành y tế (bác sĩ, cán bộ quản lý…) xây dựng, thiết kế hoặc trang bị một cách hiệu quả và phù hợp mạng máy tính y khoa phục vụ chẩn đoán điều trị từ xa hoặc trao đổi thông tin dữ liệu liên bệnh viện (telemedicine), các chương trình ứng dụng hệ chuyên gia và trí tuệ nhân tạo theo dõi, quản lý và đánh giá bệnh nhân.
- Nắm vững tính năng các thiết bị laser, siêu âm hoặc từ trường, thực hiện vận hành, bảo trì bảo dưỡng và hỗ trợ điều trị (đặc biệt với chương trình laser bán dẫn) tại các cơ sở y tế ở các bệnh viện, các tuyến điều trị khác nhau.
- Giảng dạy về khoa học và kỹ thuật tại các trường đại học và trung học.
Cơ hội việc làm của sinh viên tốt nghiệp bao gồm khắp các lĩnh vực (tùy theo chuyên ngành) như: các trường đại học, viện hoặc đơn vị nghiên cứu, các cơ sở liên quan đến tính toán kỹ thuật, kỹ thuật viễn thông, các bệnh viện, cơ sở y tế các tuyến, các công ty sản xuất hoặc thương mại với các sản phẩm thiết bị y tế, cơ quan về môi trường…
24. Ngành Công Nghệ Sau Thu hoạch
Nơi đào tạo: trường ĐH Đà Lạt, trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội, trường ĐH Tây Nguyên,
Mục tiêu đào tạo: Sinh viên nắm vững kiến thức, kỹ năng về bảo quản, chế biến và chống thất thoát nông hải sản, giúp sản phẩm đạt được chất lượng cao, cả trong khâu vệ sinh thực phẩm; có kỹ năng về quản lý để giúp kiểm tra, thẩm định, bảo đảm sao cho sản phẩm nông, hải sản trong suốt quá trình chế biến, bảo quản và vận chuyển đạt chất lượng tối ưu.
Cơ hội nghề nghiệp: Có thể làm việc cho các xí nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, các sở nông nghiệp, công nghiệp, cơ sở bảo quản và chế biến nông hải sản, xí nghiệp chế biến thực ăn gia súc, các kho, tổng kho bảo quản lương thực – thực phẩm, phòng kiểm nghiệm phân tích vi sinh, độc tố lương thực – thực phẩm của các viện nghiên cứu …
25. Ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Tự Động
Nơi đào tạo: Trường Đại học sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, trường ĐH Tôn Đức Thắng (ngành Tự động hóa thuộc nhóm ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử - Viễn thông), trường ĐH Lạc Hồng, trường ĐH Vinh, trường ĐH Công nghiệp Việt Hưng, trường ĐH Quốc Tế Miền Đông, trường ĐH Bách Khoa Hà Nội…
Mục tiêu đào tạo: Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản để phát triển toàn diện; có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản và các kỹ năng kỹ thuật để đảm đương công việc của người kỹ sư tự động, cụ thể là:
- Ứng dụng các nguyên lý kỹ thuật để thiết kế quy trình công nghệ, tổ chức, quản lý quá trình gia công tự động trong công nghiệp (CIM,CAD,CAM,CNC).
- Vận hành sản xuất và xử lý sự cố các thiết bị và hệ thống tự động trong các xí nghiệp sản xuất, trung tâm điều hành, dịch vụ, kinh doanh, thiết bị sản xuất tự động.
- Cải tiến và cập nhật hóa công nghệ tự động và biết sáng tạo ra việc làm cho cá nhân và tập thể.
Cơ hội nghề nghiệp:
Kỹ sư ngành Công nghệ tự động có khả năng đảm nhiệm các công việc tại các cơ sở sản xuất dịch vụ, kinh doanh, đào tạo và nghiên cứu, cụ thể:
- Thiết kế và tiến hành các thí nghiệm, phân tích và giải thích dữ liệu trong lĩnh vực điện – điện tử (chuyên ngành tự động hóa và điều khiển).
- Thiết kế một hệ thống, một thành phần, một quá trình trong lĩnh vực điện tử để đáp ứng các nhu cầu mong muốn với các ràng buộc thực tế như về kinh tế, môi trường, xã hội, chính trị, đạo đức, sức khỏe và sự an toàn có thể sản xuất đươc, và có tính bền vững.
- Nhận diện, diễn đạt và giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực điện – điện tử, chuyên ngành tự động hóa và điều khiển…
Ngoài ra, còn có khả năng tham gia nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề liên quan đến ngành nghề được đào tạo và tiếp tục theo học các chương trình đào tạo sau đại học.
26. Nhóm Ngành Cơ Khí
Nơi đào tạo: Trường ĐH Bách Khoa, trường ĐH Lạc Hồng, trường ĐH Công nghệ Sài Gòn, trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM, trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, trường ĐH Nha Trang …
Mục tiêu đào tạo: Trang bị cho người học ngành Cơ khí nắm vững kiến thức và có kỹ năng vững vàng về gia công, chế tạo, chế biến các sản phẩm cơ khí đạt chất lượng năng suất và hiệu quả kinh tế cao; có năng lực giải quyết những vấn đề về kỹ thuật cơ khí & các lĩnh vực khác có liên quan.
Cơ hội nghề nghiệp: Kỹ sư ngành Cơ khí có thể làm việc tại các cơ quan, công ty, xí nghiệp, đơn vị có hoạt động liên quan đến máy móc thiết bị như: Chế tạo, gia công, lắp ráp nông nghiệp; Dịch vụ (cơ quan giáo dục, bệnh viện, ngân hàng …); Giao thông vận tải; Năng lượng; Công nghiệp nhẹ (Dệt may, giày dép, nhựa giấy, cao su, in bao bì, thực phẩm…); Quân sự, an ninh; thiết kế và sản xuất các sản phẩm truyền thống hoặc công nghệ cao; trong việc điều hành sản xuất và bảo trì nhà máy, máy móc thiết bị; trong việc phân tích lựa chọn công nghệ; trong các hoạt động nghiên cứu và đào tạo cũng như trong kinh doanh, lập kế hoạch, quản lý, điều hành các dự án kỹ thuật và cho các công ty.
Hoặc có thể làm việc trong các lĩnh đa dạng như: kỹ thuật chế tạo, cơ khí ô tô, sữa chữa và đóng tàu, hóa dầu, dệt may, giày dép nhựa, thực phẩm, năng lượng và công nghiệp hàng không.
27. Ngành Cơ Khí – Kỹ Thuật Chế Tạo
Nơi đào tạo: Trường ĐH Bách Khoa, trường ĐH Công nghệ Sài Gòn, trường ĐH Giao thông vận tải, cơ sở phía Nam, trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, trường ĐH Nha Trang …
Mục tiêu đào tạo: Trang bị cho người học năng lực giải quyết những vấn đề liên quan đến thiết kế và công nghệ chế tạo trong các hệ thống sản xuất công nghiệp, có khả năng thích nghi và áp dụng các công nghệ tiến tiến của khu vực, thế giới nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Cơ hội nghề nghiệp: Kỹ sư ngành Cơ khí – Kỹ thuật chế tạo có khả năng:
- Phân tích, thiết kế, cải tiến các hệ thống sản xuất, chế tạo, chế biến trên cơ sở tổng hợp tối ưu các yếu tố kỹ thuật và kinh tế; đánh giá và lựa chọn công nghệ, thiết bị, máy móc; giám sát các hệ thống sản xuất; tự động hóa các quá trình, thiết bị, máy móc và hợp lý hóa lao động nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất; cải thiện an toàn, sức khỏe và điều kiện lao động trong sản xuất; kiểm tra và bảo đảm chất lượng sản phẩm.
- Quản lý bảo trì, triển khai các kỹ thuật bảo trì hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả sự dụng máy móc, thiết bị; thiết kế sản phẩm mang tính cạnh tranh; tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, tham gia các hoạt động đào tạo, tham gia các hoạt động tiếp thị.
28. Ngành Cơ Khí Tự Động và Robot
Nơi đào tạo: Trường ĐH Lạc hồng, Trường ĐH Kỹ thuật – Công nghệ TP.HCM, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, trường ĐH Công nghệ (ĐHQG Hà Nội), …
Mục tiêu đào tạo: Trang bị cho người học kiến thức cơ bản, kiến thức cơ sở có khả năng thiết kế, chế tạo các thiết bị, máy móc ở dạng nhỏ và vừa; khai thác, vận hành bảo trì sửa chữa các thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất tự động hiện đại trong các ngành như: Dệt may, giầy da, thực phẩm, Y tế, Hóa chất, cơ khí chính xác, Xây dựng, Nhựa … đặc biệt có khả năng chế tạo khuôn mẫu, chi tiết chính xác trên máy CNC; có khả năng tham gia công tác nghiên cứu khoa học và giảng dạy ở các trường.
Cơ hội nghề nghiệp: Kỹ sư ngành Cơ khí tự động và Robot có khả năng nghiên cứu lý thuyết, thực nghiệm và giảng dạy trong lĩnh vực cơ khí tự động; đánh giá chất lượng và dự báo hư hỏng cho máy móc và công trình, có thể làm việc trong lĩnh vực cơ khí, tự động hóa.
29. Ngành Cơ Điện Tử
Nơi đào tạo: Trường ĐH Bách Khoa, trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, trường Công nghiệp TP.HCM, trường Công nghệ Sài Gòn, trường ĐH Nông Lâm.
Mục tiêu đào tạo: Cơ điện tử được hình thành từ các thành tựu khoa học của từng ngành riêng biệt như Cơ khí hiện đại, Điện tử, CNTT và điều khiển.
Trang bị cho người học kiến thức cơ bản về toán, khoa học máy tính, vật lý, vật liệu; kiến thức cơ sở về cơ khí, điện và điện tử; kiến thức chuyên môn về điều khiển, tự động hóa, truyền động, cảm biến, vi điện tử, sản xuất tử động CIM.
Cơ hội nghề nghiệp: Kỹ sư ngành Cơ điện tử có thể làm việc tại: các nhà máy, xí nghiệp cơ khí hiện đại để sản xuất các sản phẩm cơ khí, điện tử kỹ thuật cao như các linh kiện điện tử, các sản phẩm của tivi, tủ lạnh, máy tính…; các nhà máy sản xuất các chi tiết, dụng cụ chính xác, sản xuất khuôn mẫu các loại; các nhà máy có sử dụng thiết bị tự động hóa để sản xuất các sản phẩm tiêu dùng; các Viện nghiên cứu và các trường đại học trong lĩnh vực cơ khí hiện đại, điều khiển và tự động hóa.
30. Ngành Cơ Kỹ Thuật
Nơi đào tạo: Trường ĐH Bách Khoa ĐHQG-HCM, trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, trường ĐH Công nghệ, trường ĐH Cần Thơ, trường ĐH Hải Phòng, Học viện kỹ thuật Quân sự, Trường ĐH Điện lực, trường ĐH Bách Khoa ĐH Đà Nẵng, trường ĐH Công nghệ Sài Gòn…
Mục tiêu đào tạo: Trang bị cho người học ngành Cơ kỹ thuật có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên sâu về cơ học, nắm vững công cụ toán học và lập trình tin học, có kiến thức kỹ thuật để thực hiện việc mô phỏng các bài toán kỹ thuật thực tiễn.
Cơ hội nghề nghiệp: Kỹ sư ngành Cơ Kỹ thuật có khả năng nghiên cứu lý thuyết, thực nghiệm và giảng dạy trong lĩnh vực cơ học; đánh giá chất lượng và dự báo hư hỏng cho máy móc và công trình; vận dụng các kiến thức phục vụ công tác tính toán thiết kế; khảo sát và dự báo các hiện tượng tự nhiên liên quan đến cơ học.
31. Ngành Cơ Tin Kỹ Thuật
Nơi đào tạo: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật…
Mục tiêu đào tạo: Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản để phát triển toàn diện; có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản và các kỹ năng kỹ thuật để đảm đương công việc của người kỹ sư tính toán, thiết kế, nghiên cứu, khai thác công nghệ mới, có khả năng ứng dụng các nguyên lý công nghệ mới trong thiết kế cơ khí.
Cơ hội nghề nghiệp: Kỹ sư ngành Cơ tin kỹ thuật có thể công tác ở các Viện nghiên cứu (Viện cơ học, Viện nghiên cứu máy, Viện tự động hóa…) hoặc các lĩnh vực tính toán, thiết kế, nghiên cứu , khai thác công nghệ mới ở các công ty hoặc các nhà máy cơ khí, có thể làm công tác giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp
32. Ngành Điện – Điện Tử
Nơi đào tạo: Trường ĐH Bách Khoa ĐHQG-HCM, trường ĐH Quốc tế ĐHQG-HCM, trường ĐHKT Tự nhiên ĐHQG-HCM, trường ĐH Tôn Đức Thắng, trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, trường ĐH Mở TP.HCM …
Mục tiêu đào tạo: Trang bị cho người học kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên ngành, đồng thời cập nhật các kiến thức mới trong kỹ thuật Điện – Điện tử. Chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa lý thuyết với kinh nghiệm thực tế sản xuất, tạo điều kiện để sinh viên có đủ khả năng hành nghề trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngay sau khi tốt nghiệp.
Cơ hội nghề nghiệp: Kỹ sư ngành Điện – Điện tử có thể làm việc tại các Công ty Điện lực; Các nhà máy sản xuất, phân phối và tiêu thụ điện; các phòng thí nghiệm, cơ sở kinh doanh, nghiên cứu về quy hoạch mạng điện, thiết bị sử dụng điện – điện tử viễn thông; Các nhà máy sản xuất công nghiệp tự động hóa cao; Khu công nghiệp, khu chế xuất; Các phòng thí nghiệm, cơ sở kinh doan, nghiên cứu về tự động hóa công nghiệp; Công ty Bưu chính Viễn thông; Các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất điện tử hóa cao.
33. Ngành Điện Tử - Viễn Thông
Nơi đào tạo: Trường ĐH Khoa học tự nhiên, trường ĐH Quốc tế, trường ĐH Bách Khoa, trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Tp.HCM …
Cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước và nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, quy mô các ứng dụng về công nghệ điện tử viễn thông luôn được mở rộng và phát triển không ngừng, đặt ra nhu cầu lớn về lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật ngành điện tử viễn thông.
Mục tiêu đào tạo: Đào tạo cử nhân/kỹ sư ngành Điện tử - Viễn thông nắm vững các kỹ thuật cơ bản của lĩnh vực điện tử viễn thông, có khả năng vận hành, bảo trì, sửa chữa, cải tiến, nâng cấp các hệ thống, thiết bị điện tử viễn thông, tìm hiểu, nghiên cứu phát triển về công nghệ điện tử viễn thông đồng thời có thể tham gia đào tạo cán bộ về công nghệ điện tử viễn thông.
Cơ hội nghề nghiệp: Cử nhân/ Kỹ sư ngành Điện tử - Viễn thông có khả năng tham gia các công việc như thiết kế, quy hoạch, nghiên cứu và phát triển quản lý công nghệ và dịch vụ, giảng dạy …, tại các cơ quan, công ty, trường, viện ở các lĩnh vực điện tử, máy tính, tin học, viễn thông. Các sinh viên giỏi có nhiều cơ hội học tiếp Sau đại học ở trong nước và ngoài nước.
34. Ngành Địa Lý
Nơi đào tạo: Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHQG-HCM (gồm các chuyên ngành Địa lý môi trường, Địa lý kinh tế, Địa lý dân số - xã hội trường ĐH Sư phạm TP.HCM, trường ĐH Quy nhơn).
Mục tiêu đào tạo: Trang bị cho người học những kiến thức chuyên ngành theo diện rộng, có chuyên môn hợp lý nhằm đảm bảo tính tổng hợp, liên ngành của khoa học địa lý có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề trong lĩnh vực chuyên môn đáp ứng những nhu cầu thực tế của xã hội.
Cơ hội nghề nghiệp: Cử nhân ngành Địa lý có năng lực nghiên cứu khoa học, có thể giảng dạy địa lý ở bậc đại học, Cao đẳng và Trung học phổ thông (khi được bổ sung thêm kiến thức về sư phạm), đảm nhận công việc trong các lĩnh vực tổ chức và quy hoạch lãnh thổ, quản lý tài nguyên, xây dựng và quản lý các dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn và đô thị.
35. Ngành Địa Kỹ thuật – Địa Môi trường
Nơi đào tạo: Trường ĐH Bách Khoa, ĐHQG-HCM (thuộc nhóm ngành Kỹ thuật Địa chất), trường ĐH Khoa học Tự nhiên ĐHQG Hà Nội, trường ĐH Khoa học Tự nhiên ĐHQG-HCM…
Mục tiêu đào tạo: Trang bị cho người học kiến thức địa kỹ thuật – địa môi trường cơ bản và hiện đại, cập nhật với những tiến bộ khoa học về địa kỹ thuật – địa môi trường ở Việt Nam và trên thế giới, có khả năng nghiên cứu, hợp tác trong điều tra các đối tượng địa chất, các quá trình và hiện tượng địa chất phục vụ xây dựng các dạng công trình xây dựng (dân dụng công nghiệp, giao thông, thủy lợi, công trình ngầm và công trình biển), tai biến địa chất, địa môi trường, địa chất đô thị, khai thác hợp lý và tái tạo thiên nhiên theo hướng phát triển bền vững.
Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các trung tâm, viện, trường, đại học, cao đẳng thuộc lĩnh vực khoa học trái đất, các công ty về xây dựng, giao thông, công trình thủy, các Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, hoặc tham gia các dự án về địa chất công trình, địa chất thủy văn, đánh giá tác động của môi trường hoặc làm công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các trường, viện có liên quan.
36. Ngành Điện Tự Động Tàu Thủy
Nơi đào tạo: Trường ĐH Hàng Hải, trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM (ngành Công nghệ điện tự động), trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM (ngành Điện tự động tàu thủy)…
Mục tiêu đào tạo: Trang bị cho người học ngành Điện tự động tàu thủy có phẩm chất chính trị tốt, có đủ trình độ lý thuyết và tay nghề để làm việc trên tàu thủy, trên các công trình nổi, trên dàn khoan hay ngoài biển, ở các phòng kỹ thuật của các công ty vận tải biển, trong các nhà máy đóng, sửa chữa tàu, ở các cảng biển, các trường đại học, Cục đăng kiểm, viện nghiên cứu và thiết kế tàu thủy…
Cơ hội nghề nghiệp: Kỹ sư ngành Điện tự động tàu thủy có thể làm việc trên tàu thủy, trên các công trình nổi, trên dành khoan hay ngoài biển, ở các phòng kỹ thuật của các công ty vận tải biển, trong các nhà máy đóng, sửa chữa tàu, ở các cảng biển, các trường đại học, Cục đăng kiểm, viện nghiên cứu và thiết kế tàu thủy…
37. Ngành Điều Khiển Tự Động
Nơi đào tạo: Trường ĐH Bách Khoa (thuộc nhóm ngành Điện – Điện tử), trường Đại học Nông lâm TP.HCM, trường ĐH Công nghiệp TP.HCM (công nghiệp kỹ thuật Điện Điện tử), trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên (công nghiệp Kỹ thuật Điện Điện tử)…
Mục tiêu đào tạo: Sinh viên được trang bị kiến thức chung về cơ khí, điện, điện tử, chế biến sau thu hoạch và kiến thức chuyên ngành về điều khiển tự động các quá trình công nghệ trong sản xuất công nông nghiệp như hệ thống tưới tự động, máy gieo hạt, dây chuyền xay xát chế biến lúa gạo, dây chuyền chế biến rau quả, hệ thống truyền dẫn thức ăn tự động…
Cơ hội nghề nghiệp: Kỹ sư ngành Điều khiển tự động có thể công tác tại các nhà máy, xí nghiệp, các công ty, các doanh nghiệp sản xuất công nông nghiệp, hoặc tại các viện chuyên ngành hay tham gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo (đại học, trung học chuyên nghiệp…).
38. Ngành Hệ Thống Thông Tin
Nơi đào tạo: Trường ĐH Khoa học tự nhiên, trường ĐH Lạc Hồng, trường ĐH Công nghệ thông tin, trường ĐHDL Bình dương, trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, trường ĐH Mở TP.HCM …
Mục tiêu đào tạo: HTTT là sự kết hợp giữa phần cứng, phần mềm và mạng truyền thông, nhằm thu thập, tạo và phân phối các dữ liệu thông tin và tri thức hữu ích trong một tổ chức cụ thể. Các tổ chức sử dụng HTTT với nhiều mục đích khác nhau: đạt được lợi thế cạnh tranh, nắm bắt được nhiều khách hàng hơn hoặc cải tiến dịch vụ.
Cơ hội nghề nghiệp: Cử nhân, kỹ sư ngành Hệ thống thông tin có khả năng để tham gia các nhóm phát triển các hệ thống thông tin tự động hóa, khả năng nắm bắt và vận hành, thay đổi các hệ thống thông tin tin học hóa phù hợp với đòi hỏi của sự phát triển của tổ chức, xí nghiệp hoặc học tiếp lên các trình độ cao hơn.
Ví trí có thể đảm nhận: Phân tích hệ thống, tích hợp hệ thống, quản trị viên HTTT trong cơ quan, xí nghiệp; Lập trình viên CSDL; Nhân viên đào tạo và hướng dẫn nhân viên ở các bộ phận khác sử dụng thông tin và hệ thống một cách có hiệu quả; cán bộ quản lý dự án trong các hướng ngành: giáo dụng điện tử, thương mại điện tử, chính phủ điện tử, các hệ thống thông tin địa lý (GIS); nghiên cứu viên, giảng viên.
39. Ngành Hóa Học
Nơi đào tạo: Trường ĐH Khoa học Tự nhiên ĐHQG-HCM, trường ĐH Sư phạm TP.HCM, trường ĐH Cần Thơ, trường ĐH Sư phạm – ĐH Đà Nẵng, Trường ĐH Khoa học- ĐH Huế, trường ĐH Quy Nhơn, Trường ĐH Đà Lạt, Trường ĐH Vinh, Trường ĐH Hải Phòng, Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, Trường ĐH Công nghiệp Việt Trì.
Mục tiêu đào tạo: Trang bị cho sinh viên kiến thức khoa học cơ bản và kỹ năng thực hành vững chắc để có khả năng vận dụng kiến thức hóa học một cách có hiệu quả và linh hoạt trong công tác đào tạo, nghiên cứu, sản xuất.
Đây là ngành khoa học trung tâm của các ngành khoa học tự nhiên, kiến thức hóa học giúp người học không chỉ làm việc trong lĩnh vực hóa học mà còn có thể hội nhập và thích ứng nhanh chóng với những ngành nghề mang tính ứng dụng thực tiễn như dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm, hoặc các lĩnh vực khoa học có liên quan khác như công nghệ sinh học, môi trường, địa chất, vật liệu.
Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp ngành Hóa học có khả năng tham gia giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến hóa học tại các Viện nghiên cứu, các phòng thí nghiệm của các trung tâm kiểm định, kiểm nghiệm, của các đơn vị sản xuất, nhà máy xí nghiệp hoặc tham gia giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng và trung học.
40. Ngành Hải Dương Học – Khí Tượng – Thủy Văn
Nơi đào tạo: Trường ĐH Khoa học Tự nhiên ĐHQG-HCM, trường ĐH Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội, Trường CĐ Khí tượng Thủy văn Hà Nội.
Mục tiêu đào tạo: Trang bị cho sinh viên kiến thức lý luận và thực tiễn của khoa học khí tượng, khí hậu; những kiến thức, kỹ năng về toán, lý, tin học cũng như các phương pháp tính toán trong chuyên môn để phục vụ trực tiếp cho lĩnh vực nông nghiệp, giao thông, vận tải, hàng không, hàng hải, …
Cơ hội việc làm: Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận công tác trong các lĩnh vực điều tra, nghiên cứu và dự báo khí tượng, khí hậu và môi trường phục vụ phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng tại các Viện nghiên cứu, các trung tâm dự báo, các Đài, Trạm khí tượng thuộc Tổng cục Khí tượng quốc gia, Sở KHCN, Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc phục vụ các ngành Kinh tế, Xã hội và Quốc phòng
41. Ngành Khoa Học Máy Tính
Nơi đào tạo: Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM, trường ĐH Khoa học tự nhiên ĐHQG-HCm, trường Đại học Bách khoa ĐHQG-HCM, trường Đại học Quốc tế ĐHQG-TP.HCM, trường ĐH Công nghệ thông tin ĐHQG-HCM, trường ĐH Hàng Hải, trường ĐH Mở TP.HCM, trường ĐH Nông lâm TP.HCM, trường ĐH Nha Trang, Học viện Bưu chính viễn thông, trường ĐH Tôn Đức Thắng, trường ĐH Quốc Tế Hồng Bàng, trường ĐH Kỹ thuật – Công nghệ TP.HCM, trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM, trường ĐH Văn Lang, trường ĐH Hoa Sen TP.HCM, trường ĐH Tài Chính Marketing, trường ĐH Công nghiệp TP.HCM,…
Mục tiêu đào tạo: Trang bị cho sinh viên ngành Khoa học Máy tính nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên môn sâu về khoa học máy tính, đáp ứng các yêu cầu về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông của xã hội, có năng lực tham mưu, tư vấn. Chương trình nhấn mạnh phát triển về kỹ năng và khả năng phân tích cần thiết để thiết kế và phát triển các giải pháp dựa trên cơ sở máy tính cho các vấn đề và hệ thống phức tạp.
Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận công việc như một chuyên viên trong lĩnh vực CNTT tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các trường Đại học, cao đẳng, Trung học dạy nghề. Làm cán bộ quản lý dự án CNTT ở các cơ quan, Ngành, Tổng cục, công ty, xí nghiệp, các khu công nghệ phần mềm, công ty thiết kế và phát triển phần mềm, công ty tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin…
Nguyễn Anh Linh