Tái hiện lại bản đồ vũ trụ cách đây 11 tỷ năm

Một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế vừa thiết kế chiếc bản đồ đầu tiên về vũ trụ cách đây 11 tỷ năm. Bản đồ này đã giải thích rõ hơn về Lý thuyết Big Bang - lý thuyết khoa học về nguồn gốc của vũ trụ được tạo ra bởi một vụ nổ lớn và lý giải về sự giãn nở của vũ trụ sau đó.

 Nghiên cứu trên được công bố trên tạp chí Astronomy & Astrophysics cho thấy, vũ trụ đã trải qua quá trình phát triển khoảng 3 tỷ năm. Sau đó, vũ trụ bắt đầu hoạt động chậm lại trước khi năng lượng tối làm cho các thiên hà di chuyển xa nhau hơn. 

 
Hình ảnh một thiên hà trong vũ trụ. Ảnh: thienvanhoc.org

Lý thuyết Big Bang nhấn mạnh, vũ trụ khởi đầu từ một vụ nổ lớn và sau đó có sự giãn nở trong vài tỷ năm có thể giúp chúng ta nhìn thấy các thiên hà ở xa đang di chuyển.

Nhà thiên văn học Mat Pieri, trường Đại học Portsmouth của Anh cho biết: “Chỉ có bây giờ, tôi mới nhìn thấy thời kỳ sơ khai của vũ trụ hoạt động, trước khi nó phát triển mạnh mẽ”.

Mặc dù chưa giải thích rõ về năng lượng tối và vật chất tối nhưng các nhà thiên văn học cho rằng, phải có một trọng lực tồn tại để làm cho vũ trụ giãn nở. Cùng với năng lượng tối và vật chất tối, trọng lực đó đã tạo nên khoảng 96% sự hình thành của vũ trụ.

Nghiên cứu mới bổ sung cho giả thuyết cho rằng, năng lượng tối bằng cách nào đó đã tạo nên sự phát triển của vũ trụ; đồng thời phản bác lại luồng ý kiến cho rằng, năng lượng tối làm chậm sự giãn nở của vũ trụ.

Nhà thiên văn học Mat Pieri nhấn mạnh: “Nếu chúng ta nghĩ vũ trụ như là con tàu lượn, thì hôm nay chúng tôi đang gấp rút lượn xuống và khi nào đi thì lại tăng tốc độ. Phương pháp mới khiến chúng tôi biết được thời gian vũ trụ phát triển nhanh và chậm lại bởi một trọng lực”.

Bản đồ đầu tiên về vũ trụ cách đây 11 tỷ năm được 63 nhà khoa học đến từ 9 quốc gia nghiên cứu bằng cách sử dụng một kỹ thuật mới để tìm hiểu ánh sáng mạnh từ 50.000 chuẩn tinh ở xa khi chúng đi qua các đám mây hydro trong không gian trên đường đến Trái đất.

Các nhà khoa học đã thiết kế lại hình ảnh về vũ trụ thời xa xưa bằng cách đưa hàng nghìn chùm đèn pin phát sáng lên một khối sương mù dày đặc.

Theo Nhà thiên văn học Mat Pieri, các chuẩn tinh đang quay trở lại phát sáng. Theo đó, ánh sáng phát ra từ phía trước các chuẩn tinh cũng đã giúp cho các nhà thiên văn học nhận biết được hình ảnh chi tiết của những đám mây chứa khí ở xa. Đây là cũng là yếu tố để nhận biết được khoảng cách giữa các thiên hà.

Nghiên cứu về sự hình thành của vũ trụ được các nhà thiên văn học thực hiện từ năm 2009 trong một dự án kéo dài 5 năm. Nhóm nghiên cứu đến từ Trạm Quan sát bầu trời bằng kỹ thuật số Sloan thứ 3, với hy vọng sẽ mở rộng khảo sát về ánh sát từ khoảng 160.000 chuẩn tinh vào giai đoạn cuối của dự án.

Ông Will Percival, giáo sư vũ trụ học thuộc Đại học Portsmouth cho biết, các nhà thiên văn học đang đo lường bóng tối được tạo nên từ cùng một loại khí, kéo dài trong 1 tỷ năm ánh sáng.

Nguồn VOV Online